Các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 30 - 32)

Các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa có sự phân biệt rõ ràng giữa luật dân sự và LTM. Những vấn đề pháp lý chung liên quan đến hợp đồng được quy định chủ yếu trong BLDS. Ngoài ra, các hợp đồng liên quan đến kinh doanh của thương nhân được quy định trong LTM. Ví dụ trong BLDS của Nhật Bản quy định 13 loại hợp đồng điển hình nhưng những hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của thương nhân trong đó có hợp đồng đại lý phải được quy định trong LTM [9, tr.28].

Pháp luật về hợp đồng của các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa khẳng định hợp đồng là sự tự do thỏa thuận giữa các bên. Tại Điều 1101 của BLDS

hoặc nhiều bên cam kết với một hoặc nhiều bên khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó.” [31, tr.570]. Cũng tương tự như pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa chưa đưa ra được khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại. Tuy nhiên, pháp luật của các nước này cũng có những quy định điều chỉnh nội dung của hợp đồng đại lý.

Khi quy định vấn đề này, các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều thừa nhận hoạt động đại lý thương mại phải do một chủ thể trung gian chuyên nghiệp thực hiện, mang tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập và xác định những chủ thể này phải có đủ các điều kiện của thương nhân [22, tr.155]. Ví dụ, trong LTM của Pháp tại điều 134 L - 1 quy định: “ Đại lý thương mại là bên được ủy quyền và chịu trách nhiệm tiến hành thường xuyên, với tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập và không bị ràng buộc bởi một hợp đồng dịch vụ, các hoạt động đàm phán và nếu có thể, giao kết hợp đồng mua, bán, thuê hoặc cung ứng dịch vụ với danh nghĩa và vì lợi ích của người sản xuất, người hoạt động công nghiệp, thương nhân hoặc các đại lý thương mại. Đại lý thương mại có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.” [29, tr.320]. Theo LTM của Pháp tư cách thương nhân được xác định dựa trên tính chất của hành vi thương mại: thực hiện hành vi thương mại một cách thường xuyên, như một nghề nghiệp [29, tr.322].

Pháp luật của các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa cũng quy định về hình thức của hợp đồng và không quá đặt nặng vấn đề này. Pháp luật của hầu hết các nước (Nhật Bản, Pháp, Đức...) đều cho phép chủ thể tham gia được tự do lựa chọn thể hiện nội dung của hợp đồng đại lý dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi [33, tr.290] [31, tr.125]. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, luật của một số quốc gia quy định hợp đồng phải tuân theo một số hình thức cụ thể. Theo BLDS Đức nếu một giao dịch được pháp luật quy định phải lập thành văn bản thì việc chỉ định người đại diện ủy quyền cho giao dịch đó cũng phải bằng văn bản; nếu giao dịch đó đòi hỏi phải chứng minh bằng văn bản thì việc chỉ định người đại diện ủy quyền cho giao dịch đó cũng phải chứng minh bằng văn bản [27, tr.45].

Trong pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đều có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý. Trong BLDS của Pháp và BLDS của Đức đều thống nhất quan điểm người được ủy quyền

phải tuân thủ, trung thành, thông báo với bên ủy quyền và không có nghĩa vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật hay vi phạm đạo đức cho dù được người ủy quyền yêu cầu. Ngược lại bên ủy quyền có nghĩa vụ trả thù lao, cung cấp thông tin, phương tiện cần thiết để người được ủy quyền hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời các bên phải thực hiện bảo mật thông tin do bên kia cung cấp [16, tr.4]. Việc tiết lộ thông tin có thể gây tổn thất cho đối phương. Quy định trên được xây dựng nhằm hướng đến bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w