Thực trạng pháp luật về hình thức của hợp đồng đại lý

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 39 - 40)

Hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận sự thỏa thuận giữa các chủ thể, là cơ sở pháp lý để các bên trong quan hệ đại lý thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo quy định tại Điều 168 LTM năm 2005: “Hợp đồng đại lý thương mại phải được giao kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Như vậy, hợp đồng đại lý phải được giao kết dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật [1, tr.12]. Hình thức của hợp đồng cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho hợp đồng đại lý phát sinh hiệu lực.

Hợp đồng đại lý là văn bản ghi nhận sự tự do thỏa thuận của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng với những nội dung đã được các bên thỏa thuận. Hiện nay pháp luật thương mại Việt Nam không quy định về nội dung của hợp đồng đại lý. Đây là điểm tiến bộ của LTM năm 2005 so với LTM năm 1997. LTM năm 1997 được ban hành và áp dụng đã dẫn đến những bất cập khi pháp luật cho phép các bên được tự do thỏa thuận về nội dung của hợp đồng nhưng trong hợp đồng được ký kết phải thể hiện được đầy đủ những nội dung đã được quy định. Và nếu như thiếu một trong những nội dung trên hợp đồng được coi là chưa hình thành ngay cả trong trường hợp các bên đã giao kết và đang trong quá trình thực hiện. Việc xác lập hợp đồng với những điều khoản về nội dung đã được pháp luật quy định là điều không thể thiếu theo LTM năm 1997. Tuy nhiên, quy định trên là không hợp lý đối với hoạt động có tính chất đặc thù như đại lý thương mại, trong quan hệ đại lý các bên thường có mối quan hệ lâu dài và phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi các bên trong quá trình giao kết hợp đồng cần phải thỏa thuận những điều khoản cụ thể về số lượng, chất lượng sản phẩm, hình thức đại lý, quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Hợp đồng được xác lập với các điều khoản cụ thể, rõ ràng sẽ không chỉ giúp các bên thuận tiện trong việc thực hiện mà còn là cơ sở pháp lý

tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan giải quyết tranh chấp nếu như các bên có tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w