Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại phả

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 61 - 65)

phù hợp với

chính sách phát triển của nước ta

Hội nhập và phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho nước ta trong quá trình mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhưng cũng đồng thời đặt ra cho Việt Nam không ít những thách thức khi phải tiếp cận với thị trường mới. Trong điều kiện như vậy, hầu hết các thương nhân đều tìm đến các chủ thể trung gian chuyên nghiệp, đây được đánh giá là một trong những giải pháp an toàn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với thương nhân khi tiếp cận thị trường mới. LTM và các văn bản pháp luật chuyên ngành ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho các bên khi tham gia vào quan hệ đại lý. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, những quy định trên đã bộc lộ khá nhiều lỗ hổng, thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật thương mại và chính sách phát triển của nước ta. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trên cơ sở tuân thủ đúng chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước. Việc xác định được đúng mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển có ý nghĩa quan trọng trong công tác hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng, đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại với chính sách phát triển chung của đất nước.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng và Nhà nước đã định hướng: “Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.” Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Xuất phát từ đặc điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò vai trò chủ đạo, việc hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại

phải vừa thể hiện được những điểm ưu việt, tiến bộ của chế độ chủ nghĩa xã hội vừa phải tuân thủ theo những nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

3.1.2. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại phải

đảm bảo

được tính minh bạch, thống nhất và khả thi của pháp luật

Để đảm bảo hiệu quả của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý nói riêng thì cần phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc công khai, minh bạch, sự thống nhất và khả thi của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành.

Tính minh bạch trong pháp luật về hợp đồng đại lý được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau đặc biệt là trong công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật. Yêu cầu về tính minh bạch đã đòi hỏi các giai đoạn trong quá trình trên phải tuân theo trình tự, thủ tục rõ ràng và phải được công khai đến mọi chủ thể trong xã hội đảm bảo cho tất cả các đối tượng đều có thể tiếp cận và tham gia góp ý nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng đại lý. Tính minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc đã được Nhà nước ta xây dựng và được bảo đảm thực hiện trong mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động lập pháp. Điều này có thể nhận thấy rõ trước mỗi kỳ họp Quốc hội, khi tiến hành thông qua đạo luật, Nhà nước sẽ công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung đạo luật đó để tất cả chủ thể không chỉ có điều kiện tiếp cận mà còn được tham gia trao đổi nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành. Thông qua hoạt động trên vừa thể hiện được quyền của công dân trong công tác xây dựng và quản lý Nhà nước theo đúng tinh thần “ Nhà nước của dân, do dân, vì dân” vừa đảm bảo được tính khả thi của văn bản pháp luật khi áp dụng trên thực tiễn.

Tính minh bạch của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý còn được bắt nguồn từ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại thế giới. Trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết vào năm 2000, tính minh bạch được quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản và các bên phải đảm bảo tuân thủ tính minh bạch trong chính sách và minh bạch trong vấn đề tiếp cận thị trường. Trong cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà Việt Nam đang là quốc gia thành viên, minh bạch cũng là một trong những nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình hoạt động của tổ chức này. Cũng tương tự như Hiệp

định thương mại được ký kết giữa Việt Nam và Hoa kỳ, các nước thành viên của WTO sẽ có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương của WTO về các văn bản pháp luật mới được thông qua hoặc sửa đổi. Mục đính của tính minh bạch nhằm nâng cao trách nhiệm của các nước thành viên trong việc thực hiện đúng các cam kết quốc tế, đảm bảo các quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia không đi ngược lại với những cam kết đã được thỏa thuận. Minh bạch là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại giữa các quốc gia, là cơ sở để các bên tăng cường quan hệ hợp tác.

Bên cạnh tính minh bạch, tính thống nhất cũng là yếu tố cần được đảm bảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại khi hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng chồng chéo giữa các văn bản trong hệ thống pháp luật. Điều này đòi hỏi các quy phạm, các chế định điều chỉnh hoạt động đại lý tồn tại trong nhiều văn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phải có nội dung tương thích, không mâu thuẫn và không chồng chéo lẫn nhau.

Bên cạnh đó, để có thể hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại thì việc đảm bảo tính minh bạch, sự đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp luật thôi thì chưa đủ mà còn phải đảm bảo được yêu cầu về tính khả thi. Tính khả thi là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng áp dụng và hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng đại lý. Để có thể đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi pháp luật về hợp đồng đại lý phải được quy định cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể trong quá trình thực thi. Cùng với đó, quy định của pháp luật về hợp đồng đại lý được xây dựng và ban hành phải đồng thời phản ánh được ý chí của Nhà nước và ý chí của các chủ thể trong xã hội. Hợp đồng phải thể hiện được sự tự do thỏa thuận của các bên nhưng sự tự do đó phải được giới hạn trong khuôn khổ của pháp luật. Việc đảm bảo được sự tự do là yếu tố cần thiết góp phần giúp cho quy định của pháp luật đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình áp dụng. Tuy nhiên, để có thể thực sự nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về hợp đồng đại lý thì cũng đòi hỏi các nhà làm luật cần phải dự liệu được trước những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai, đây cũng là một trong những cơ sở để các bên có thể thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quá trình giao kết và

thực hiện hợp đồng, các bên cũng không thể dự liệu trước được hết những tình huống có thể xảy ra và thỏa thuận phương hướng giải quyết trong những tình huống đó. Khi những sự kiện nằm ngoài sự thỏa thuận giữa các bên thực sự xảy ra sẽ gây ra lúng túng, khó khăn cho chủ thể và cũng là nguyên nhân làm nảy sinh tranh chấp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện quy định của pháp luật phải đảm bảo được tính khả thi và phải là công cụ pháp lý bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khi gia nhập vào thị trường.

3.1.3. Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại phải

đáp ứng

được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Điều này đã được minh chứng thông qua việc gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tác Á - Âu, trong lĩnh vực hợp tác thương mại Việt Nam đã ký kết gần 90 hiệp định thương mại song phương với các nước và vùng lãnh thổ trong đó đáng lưu ý là hiệp định ký với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đặc biệt, vào tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Việc gia nhập WTO sẽ góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên ngang tầm với 149 quốc gia thành viên khác, chiếm trên 85% tổng giá trị thương mại toàn cầu [4, tr.145].

Việc gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế nói trên đã đánh dấu những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Kể từ khi gia nhập, Việt Nam luôn nỗ lực để có thể hòa nhập vào xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới. Điều này được phản ánh khá rõ thông qua sự thay đổi về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có chính sách pháp luật với nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về hoạt động thương mại thông qua việc sửa đổi các quy định của pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời từng bước thể chế hóa các cam kết về mở cửa thị trường trong thỏa thuận gia nhập WTO về thương mại dịch vụ cũng như các thỏa thuận khác trong các hiệp định thương mại, tạo hành lang pháp lý cho chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại.

Một phần của tài liệu 846 pháp luật về hợp đồng đại lý ở việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w