giống với pháp luật của Liên Bang Nga khi thừa nhận hợp đồng đại lý thương mại có thể được thể hiện dưới các hình thức văn bản hoặc tương đương với văn bản như đã phân tích ở trên, tạo điều kiện cho các chủ thể xác lập hợp đồng đại lý thông qua phương tiện điện tử, góp phần tiết kiệm được thời gian, chi phí. Tuy nhiên, hiện nay quy định của pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử thì chưa nhiều. Điều này có thể gây ra những khó khăn nhất định cho chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua các phương tiện điện tử.
2.3. Thực trạng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng đồng
đại lý
đại lý thương mại. Hợp đồng là sự tự do thỏa thuận giữa các bên và là luật riêng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng được LTM năm 2005 và luật chuyên ngành tham gia điều chỉnh. Tại Điều 174 và Điều 175 LTM năm 2005 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên đại lý đối với bên giao đại lý trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
2.3.1.1. Quyền của bên đại lý
Bên đại lý được hưởng những quyền nhất định khi tham gia vào quan hệ đại lý theo Điều 174 LTM năm 2005. Trong đó quyền cơ bản nhất của bên đại lý là quyền được hưởng thù lao và những lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại. Trong quan hệ đại lý để xác định được thù lao mà bên giao đại lý sẽ phải trả cho bên đại lý, LTM năm 2005 đã quy định vấn đề này tại Điều 171. Theo đó nếu các bên không có thỏa thuận khác, thù lao đại lý sẽ được trả theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá:
- Trong trường hợp các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng lựa chọn hình thức đại lý hoa hồng thì bên giao đại lý sẽ phải thực hiện thanh toán thù lao cho bên