Hợp đồng đại lý thương mại chấm dứt có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên. Nội dung liên quan đến hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng luôn là điều khoản được các bên quan tâm. Mỗi một hợp đồng sẽ có quy định khác nhau về vấn đề này. Ví dụ: Trong hợp đồng giữa Công ty cổ phần Floordi (Bên A) và bên đại lý ( Bên B) theo hợp đồng số 001.BSN002.2020/HĐ-FDI-ĐLC2, tại khoản 3 Điều 9 các bên có thỏa thuận trong mọi trường hợp chấm dứt hợp đồng, toàn bộ tài sản bao gồm mẫu trưng bày, biển hiệu, catalogs do Bên A cung cấp cho Bên B để hỗ trợ hoạt động kinh doanh sẽ được Bên A thu hồi. Đồng thời, mỗi bên đều có nghĩa vụ thanh toán cho bên còn lại các khoản nợ phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng [03]. Quy định về hậu quả pháp lý của các bên khi chấm dứt hợp đồng là cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể sau khi hợp đồng chấm dứt. Và nếu như các bên không thỏa thuận cụ thể về vấn đề này sẽ không chỉ gây ra khó khăn cho chủ thể trong quá trình áp dụng mà còn có thể gây ra sự xung đột về quyền và lợi ích giữa các bên.
Trên thực tế mọi tranh chấp đều bắt nguồn từ hành vi vi phạm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, tranh chấp cũng có thể nảy sinh sau khi hợp đồng đã được chấm dứt, đặc biệt là khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vấn đề này đã được đề cập đến lần đầu tiên trong LTM năm
1997 và tiếp tục được bổ sung hoàn thiện trong LTM năm 2005. Trước đây, LTM năm 1997 quy định một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận thì LTM năm 2005 lại có cách tiếp cận vấn đề theo hướng mở rộng hơn trường hợp để các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng chứ không chỉ giới hạn như trong quy định tại Điều 126 của LTM năm 1997. Ngoài ra, LTM năm 2005 cũng quy định khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng và đã thực hiện thông báo bằng văn bản cho bên đại lý, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên đại lý hoàn toàn có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian làm đại lý. Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý [39]. Như vậy, khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý phải bồi thường như một phương thức để bảo vệ lợi ích của mình.
Hợp đồng đại lý thương mại là hợp đồng có tính chất tương đối phức tạp. Để có thể trở thành đại lý thay cho bên giao đại lý thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên thứ ba, bên đại lý phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được bên giao đại lý đưa ra. Ngoài ra, trong quá trình hợp tác bên đại lý sẽ phải đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính để có thể tìm kiếm khách hàng, thực hiện phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu đã được bên giao đại lý ấn định. Chính vì vậy, khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể gây ra những thiệt hại nhất định đối với bên đại lý khi bên đại lý phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để thực hiện hoạt động theo phạm vi ủy quyền của bên giao đại lý [7, tr.56]. Vì vậy, việc xác định thời hạn để bên giao đại lý có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng là yếu tố cần thiết để bảo vệ lợi ích của bên đại lý. LTM năm 2005 quy định nếu không có thỏa thuận, một trong các bên có quyền chấm dứt hợp đồng sau một khoảng thời gian hợp lý và phải gửi thông báo bằng văn bản cho bên còn lại. Thời hạn để các bên được quyền chấm dứt hợp đồng không được sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bên đề nghị chấm dứt hợp đồng thông báo bằng văn bản.
Pháp luật hiện hành có sự tương đồng với pháp luật của các quốc gia trên thế giới khi xác định về hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên đại lý
như đã phân tích tại chương 1. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, pháp luật Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế như sau:
- LTM năm 2005 quy định về giá trị khoản bồi thường mà bên đại lý nhận được khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng tại Điều 177. Quy định
này là không hợp lý và mang tính chất chủ quan.
- Điều 177 LTM năm 2005 quy định về nghĩa vụ thông báo khi một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng lại không có quy định xác
định hậu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam hiện nay cùng sự luận giải đầy đủ quá trình hoàn thiện quy định của pháp luật này, có thể rút ra những kết luận sau.
1. Pháp luật thương mại hiện hành đã tạo lập cơ sở pháp lý để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động đại lý thương mại với những nội dung về chủ
thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, trách nhiệm
pháp lý do vi phạm hợp đồng, chấm dứt và hậu quả pháp lý của việc chấm
dứt hợp
đồng. Đặt trong sự so sánh với LTM năm 1997 thì LTM năm 2005 đã có sự hoàn
thiện hơn về những nội dung trên nhưng vẫn có sự kế thừa các quy định của LTM
năm 1997. Việc hoàn hoàn thiện pháp luật thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các thương nhân tuân thủ pháp luật thương mại; khích lệ các chủ thể
tham gia
vào quan hệ đại lý thương mại.
2. Pháp luật về hoạt động đại lý vẫn tồn tại những hạn chế như sau: một số quy định liên quan đến nội dung của hợp đồng vẫn chưa phù hợp, thiếu tính
khả thi.
Những hạn chế của pháp luật đã được tác giả phân tích và chỉ rõ trong từng quy
định của pháp luật về nội dung hợp đồng. Bên cạnh đó, một số quy định về
CHƯƠNG 3