Phân tích, xác định mục tiêu và các lựa chọn chiến lược theo ma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 39 - 41)

SWOT

Mục tiêu của việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc đó là việc thiết lập lên các mục tiêu dài hạn và tạo ra các chiến lƣợc thay thế, lựa chọn ra trong số đó một vài chiến lƣợc để theo đuổi. Xây dựng chiến lƣợc và lựa chọn chiến lƣợc nhằm định ra hàng loạt những hành động mà nó có thể giúp cho doanh nghiệp đạt tới sứ mệnh cũng nhƣ các mục tiêu mà nó đặt ra. Chiến lƣợc hiện tại của doanh nghiệp, các mục tiêu và sứ mệnh, kết hợp với phân tích đánh giá môi trƣờng bên ngoài, bên trong để đƣa ra việc đánh giá và sản sinh các chiến lƣợc hỗ trợ.

Doanh nghiệp không thể nào lựa chọn lần lƣợt từng chiến lƣợc thay thế bởi lẽ sẽ mất rất nhiều thời gian và không có tính hiệu quả. Vì thế cần phải chọn lấy một tập hợp chiến lƣợc đƣợc xem là tối ƣu nhất để phát triển nó và phải có sự cân nhắc tính toán chi tiết những thuận lợi, bất lợi, chi phí và lợi ích có thể đem lại từ chiến lƣợc này.

Các doanh nghiệp khi muốn thực hiện việc phân tích và lựa chọn chiến lƣợc cho mình, trƣớc hết cần phải nắm chắc vấn đề về mục tiêu dài hạn, bản chất của nó, tiếp đến cần phải hiểu rõ về khung công việc của một quá trình hoạch định chiến lƣợc tổng hợp, những phƣơng pháp và cách thức vận dụng, trong đó đặc biệt là việc sử dụng các mô hình để có đƣợc những chiến lƣợc nhƣ ma trận SWOT, GREAT.

* Ma trận tổng hợp SWOT:

Điểm mạnh (Strengths): Điểm mạnh của một doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực và khả năng có thể sử dụng nhƣ cơ sở, nền tảng để phát triển lợi thế cạnh tranh, ví dụ nhƣ: Bằng sáng chế; Nhãn hiệu có tên tuổi; Được khách hàng đánh giá là danh tiếng tốt; Lợi thế chi phí thấp do có bí quyết sản xuất riêng; Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cao cấp; Khả năng tiếp cận dễ dàng với các mạng lưới phân phối.

Điểm yếu (Weaknesses): Những đặc điểm sau đây có thể bị coi là điểm yếu:

Không có bảo hộ bằng sáng chế; Nhãn hiệu ít người biết đến; Bị khách hàng cho rằng có tiếng xấu; Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao; Ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Ít khả năng tiếp cận với các kênh phân phối chính.

Cơ hội (Opportunities): Việc phân tích môi trƣờng bên ngoài có thể hé mở những cơ hội mới để tạo ra lợi nhuận và phát triển, chẳng hạn nhƣ: Nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ; Sự xuất hiện công nghệ mới; Quy định lỏng lẻo; Sự xoá bỏ các rào cản thương mại quốc tế.

Nguy cơ (Threats): Những thay đổi của hoàn cảnh, môi trƣờng bên ngoài có thể tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp: Thị hiếu khách hàng chuyển từ sản phẩm của doanh nghiệp sang sản phẩm khác; Sự xuất hiện sản phẩm thay thế; Các quy định luật pháp mới; Hàng rào thương mại quốc tế chặt chẽ hơn.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

Phân tích môi trƣờng

Môi trƣờng bên ngoài O- Cơ hội 1... 2... T- Nguy cơ/Thách thức 1... 2... Môi trƣờng bên trong S- Điểm mạnh 1... 2... 3...

S-O: Phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội, định hƣớng kinh

doanh

S-T: Chiến lƣợc sử dụng và phát huy điểm mạnh để hạn chế và né

tránh những nguy cơ rủi ro

W- Điểm yếu

W-O: Khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội

W-T: Chiến lƣợc khắc phục khó khăn bên trong và cần chuẩn bị kỹ để vƣợt qua thách thức từ bên ngoài

Chiến lược S-O: Nhằm sử dụng và theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những điểm mạnh của doanh nghiệp, định hƣớng kinh doanh trên thị truờng (Tấn công).

Chiến lược W-O: Nhằm khắc phục những điểm yếu để tận dụng và theo đuổi các cơ hội từ bên ngoài (Cạnh tranh).

Chiến lược S-T: Nhằm sử dụng và xác định rõ cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng các lợi thế của mình để giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài (Thận trọng).

Chiến lược W-T: Nhằm thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp khỏi những thách thức của môi trƣờng bên ngoài (Phòng thủ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)