Phân tích môi trường cạnh tranh ngành theo mô hình 5 lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 66 - 70)

M. Porter

Ngành xây dựng Việt Nam là ngành mũi nhọn của nền kinh tế với tốc độ tăng trƣởng hàng năm là 16% - 22%/năm góp phần cho tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế là 7% - 8%/năm, ngành thu hút nhiều nhân lực, giải quyết tốt an sinh xã hội, tạo cơ sở hạ tầng để phát triển các ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu xây dựng của Việt Nam còn rất lớn đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở. Ngành xây

dựng trong thời buổi hội nhập ngoài sự cạnh tranh trong các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài có tiềm năng và kinh nghiệm rất tốt. Phân tích các thế lực cạnh tranh trong môi trƣờng cạnh tranh ngành để nhận diện ra các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đối diện.

3.2.4.1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Với tiềm năng thị trƣờng lớn, lợi nhuận hấp dẫn nên trong thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành trên phạm vi toàn quốc từ quy mô nhỏ, đến lớn cạnh tranh nhau rất quyết liệt từ giá bán, quy mô dự án, vị trí địa lý, sự khác biệt về dịch vụ tiện ích, tỷ lệ chiết khấu. Các công ty trong ngành xây dựng có thể đƣợc chia theo nhóm ngành tham gia:

- Xây dựng dân dụng: CTCP Xây dựng Cotec, CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, TCT Xây dựng số 1 ...

- Xây dựng công nghiệp: Lilama, Licogi, CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dƣơng...

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Vinaconex, CTCP Tasco, CTCP Fecon...

- Các công trình dân dụng nhở là thị phần của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoặc chia theo cơ cấu sở hữu theo 2 nhóm chính:

- Nhóm các công ty thuộc các Bộ quản lý (Bộ xây dựng, Bộ giao thông): các tổng công ty Sông Đà; Licogi; Vinaconex; Lilama... và các công ty thuộc các tập đoàn nhà nƣớc nhƣ PVN (PVX, PVE...); EVN...

- Nhóm các doanh nghiệp tƣ nhân: Cotec, CTCP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Fecon...

3.2.4.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Phú Nghĩa chủ yếu là xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, cải tạo đƣờng giao thông đƣờng bộ liên xã, liên huyện, lắp đặt hệ thống điện nƣớc, san lấp mặt bằng và kinh doanh vật liệu xây dựng. Đây là lĩnh vực, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Theo công bố tại cổng thông tin của Sở Xây dựng, Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, mặc dù còn có nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn khác của cả nƣớc cũng tham gia vào hoạt động xây dựng, thi công trên địa bản Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, xét về quy mô cũng nhƣ năng lực cung cấp dịch vụ thi công xây dựng thì các doanh

nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Xây dựng Thành phố Hà Nội sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

3.2.4.3. Sức ép của nhà cung cấp

Trong vai trò là nhà thầu thi công, sức ép đến từ các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng là cực lớn. Thông thƣờng chi phí vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% giá thành của một công trình xây dựng. Trong đó thép chiếm 60-70% và xi măng chiếm 10-15% trong cơ cấu vật liệu xây dựng. Theo đánh giá của FPTS (tổng hợp từ các nguồn Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Xi măng Việt Nam) thì giá thép xây dựng trong thời gian sắp tới có xu hƣớng giảm do cầu vƣợt cung; giá xi măng dự đoán vẫn giữ ở mức giá ổn định trong thời gian tới. Do vậy, trong trung hạn, doanh nghiệp sẽ không gặp nhiều khó khăn lớn đến từ các nhà cung cấp vật liệu xây dựng.

3.2.4.4. Sức ép của người mua

Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, ngƣời sử dụng sản phẩm xây dựng rất đa dạng, họ rất nhạy cảm với giá, dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp và họ đều quan tâm đến chất lƣợng, sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp bất động sản đƣa ra. Sự cạnh tranh của các nhà cung ứng này càng ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều có tiềm năng về: tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyến mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, thỏa mãn mọi điều kiện của khách hàng. Khách hàng có nhiều lựa chọn do sản phẩm xây dựng phong phú, chất lƣợng, giá, dịch vụ cũng nhƣ các điều kiện khác tốt hơn.

Trong lĩnh vực thi công xây lắp, ngƣời sử dụng sản phẩm chính là các chủ đầu tƣ. Thông qua đấu thầu, hoặc làm nhà thầu phụ cho các Công ty xây dựng lớn hoạt động thi công trên địa bàn, Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Phú Nghĩa gặp sức ép cạnh tranh rất lớn thông qua chi phí thi công, tiến độ thi công và chất lƣợng công trình.

3.2.4.5. Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế

Kinh doanh thi công xây dựng gắn với thị trƣờng bất động sản và sản xuất. Do đó, các sản phẩm của việc đầu tƣ bất động sản, mở rộng sản xuất cũng luôn phải đối mặt với những kênh đầu tƣ khác: vàng, ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng và chứng khoán có thể kể đến nhƣ những sản phẩm thay thế thƣờng xuyên. Do đó, nếu hoạt động đầu tƣ kinh doanh bất động sản, thi công nhà máy kém hiệu quả, thì nhà đầu tƣ sẽ chuyển sang kênh khác và làm cho hoạt động thi công, xây dựng không phát triển.

Với những yếu tố đƣợc phân tích nhƣ trên, 5 thế lực cạnh đƣợc áp dụng tại Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Phú Nghĩa qua sơ đồ trên hình sau:

Hình 3.3. Mô hình 5 thế lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Phú Nghĩa

- Tổng hợp theo phân tích SWOT các yếu tố môi trƣờng đến hoạt động kinh doanh của Công ty theo Bảng sau

Bảng 3.2. Phân tích SWOT các yếu tố môi trƣờng

Điểm mạnh

+ Hệ thống chính sách và quy hoạch cụ thể mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

+ Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, nguồn vốn mạnh của chính phủ sẵn sàng chi cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.

+ Các chỉ số về lạm phát, tỉ giá hối đoái đƣợc kiểm soát khá tốt trong thời gian qua đã tạo tâm lý khá yên tâm cho ngƣời dân và các nhà đầu tƣ triển khai các hoạt động đầu tƣ kinh doanh.

+ Nguồn lao động thị trƣờng giá rẻ. Điểm

yếu

+ Thủ tục hành chính rƣờm ra tạo nên rào cản không nhỏ tới các nhà đầu tƣ, từ đó hạn chế hoạt động xây dựng

Cơ hội

+ Thị trƣờng bất động sản dần hồi phục.

+ Tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng dự đoán sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới.

Sức ép của ngƣời cung cấp: - Sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý đầu tƣ

Cạnh tranh giữa các DN trong ngành - Cạnh tranh quyết liệt về giá bán, quy

mô dự án, vị trí;

- Năng lực tài chính doanh nghiệp. - Sự khác biệt hóa về dịch vụ tiện ích - Uy tín, Chiến lƣợc thị trƣờng Sức ép từ khách hàng - Tính nhạy cảm đối với giá sản phẩm và dịch vụ tiện tích; - Sự khác biệt của sản phẩm (thiết kế, chất lƣợng, hậu mãi)

Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng

- Các doanh nghiệp xây dựng thi công đƣợc thành lập và đăng ký tại Sở Xây dựng Hà Nội

Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế - Các kênh đầu tƣ: chứng khoán, vàng,

+ Chính phủ tiếp tục có thêm những chính sách góp phần làm minh bạch hóa thị trƣờng và thu hút thêm nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Xu hƣớng chuyển dịch các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. + Lãi suất giảm, do vậy kênh đầu tƣ tiền gửi đã trở nên kém hấp dẫn hơn. Do đó, dòng tiền có thể sẽ đổ vào các kênh đầu tƣ khác hiệu quả hơn nhƣ BĐS. Ngoài ra, chi phí lãi vay của các doanh nghiệp xây dựng cũng tiếp tục giảm theo hỗ trợ tiết giảm chi phí.

+ Khung pháp lý cho hình thức PPP ngày càng đƣợc cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút mạnh vốn đầu tƣ tƣ nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng

+ Các hiệp định kinh tế đƣợc ký kết trong thời gian gần đây sẽ tạo tiền đề cho nguồn vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.

Thách thức

+ Năng suất lao động thấp làm tăng chi phí đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI cũng nhƣ chi phí xây dựng của các doanh nghiệp xây lắp.

+ Hê thống pháp luật còn nhiều bất cập và chƣa rõ ràng, nhƣ trong lĩnh vực thuế và đăng ký kinh doanh.

+ Là các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có thế mạnh cạnh tranh, năng lực thầu yếu kém, và sử dụng công nghệ còn lạc hậu.

+ Khả năng quản lý năng lực thầu nhìn chung còn yếu kém và nguồn nhân lực chuyên môn cao không đáp ứng đủ nhu cầu.

+ Nguồn vốn không dồi dào.

+ Khả năng tiếp cận các nguồn vốn ổn định, ƣu đãi của Nhà nƣớc với các doanh nghiệp nhỏ còn thấp.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 66 - 70)