Phân tích môi trường vĩ mô với mô hình PEST++

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 58 - 60)

Sau giai đoạn kinh tế nhiều biến động với tốc độ tăng trƣởng còn chƣa cao, giai đoạn từ sau năm 2015 đến nay, mặc dù môi trƣờng kinh tế toàn cầu trở nên thách thức hơn, nhƣng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nƣớc và nền sản xuất định hƣớng xuất khẩu.

Nền kinh tế không những đạt mức tăng trƣởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm

Giám đốc Công ty Đội trƣởng thi công Xây dựng Chủ tịch Hội đồng quản trị Các tổ đội xây dựng

2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm 2015 đến năm 2019.

Tăng trƣởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trƣởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ƣớc đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tƣơng đƣơng 4791 USD/lao động), tăng 6,2% so với năm trƣớc theo giá so sánh.

Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội tiếp tục xu hƣớng tăng trƣởng tích cực. Năm 2019, đầu tƣ phát triển tăng 10,2%, nâng tổng mức đầu tƣ lên mức 33,9% GDP so với 32,6% trong năm 2015. Trong đó, đầu tƣ khu vực nhà nƣớc chiếm 31% tổng vốn và tăng trƣởng 2,6% so với năm trƣớc; mặc dù có tăng trƣởng nhƣng tỉ trọng vốn đầu tƣ khu vực nhà nƣớc tiếp tục xu hƣớng giảm từ mức 38% năm 2015 xuống 31% năm 2019.

Đầu tƣ khu vực nhà nƣớc giảm về tỉ trọng trong thời gian qua đƣợc bù đắp còn nhiều hơn bởi đầu tƣ của khu vực tƣ nhân nhờ chính sách ƣu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, đƣa tốc độ tăng trƣởng và tỉ trọng vốn đầu tƣ của khu vực này lần lƣợt lên mức 17,3% và 46% vào năm 2019 so với mức 13% và 38,7% năm 2015. Đầu tƣ khu vực FDI vẫn duy trì mức tăng trƣởng khá trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỉ USD, tăng 7,2% so với cùng kì; duy trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 – 2019.

Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng đƣợc đảm bảo và có dƣ thừa, thị trƣờng tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.

Lạm phát đƣợc kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng nhƣ cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số CPI bình quân năm giảm từ 4,74% năm 2016 xuống 3,54% năm 2018; năm 2019, giảm còn 2,79%.

Mặt bằng lãi suất đƣợc duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nƣớc.

Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần tăng lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25-2,5%), NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trƣởng hợp lý.

Điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỉ giá của NHNN so với trƣớc đây, đó là, đã sử dụng những công cụ mang tính thị trƣờng hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi cơ chế tỉ giá trung tâm linh hoạt và định hƣớng thị trƣờng của ngành NH. Nhờ đó, tỉ giá đƣợc duy trì ổn định, thanh khoản thị trƣờng đƣợc đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, dự trữ ngoại hối đƣợc tăng cƣờng.

Thu NSNN trong giai đoạn 2016- 2019 đều vƣợt dự toán; chi NSNN chuyển biến tích cực, bội chi đƣợc kiểm soát tốt, nợ công nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Bội chi NSNN so với GDP giảm mạnh từ mức 5,52% năm 2016 xuống 3,46% năm 2018 và dự toán bội chi năm 2016 là 3,6%; năm 2020 là 3,44%. Nhƣ vậy, bình quân cả giai đoạn 2016- 2020, bội chi NSNN khoảng 3,6 – 3,7%, hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4% đến năm 2020.

Nhờ kiểm soát bội chi, các khoản vay bảo lãnh của Chính phủ nên tốc độ tăng của nợ công đã giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Nếu nhƣ giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong khi GDP danh nghĩa tăng 14,5%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng nợ công là 8,2%/năm trong khi GDP danh nghĩa tăng 9,7%/năm. Nhờ vậy, ƣớc tính nợ công đến cuối năm 2020, chỉ còn 54,3% từ mức 64,3% năm 2016.

Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam đƣợc tăng cƣờng trên cơ sở thặng dƣ cán cân vãng lai và dòng vốn FDI đổ vào mạnh mẽ.

Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam đạt kỉ lục thặng dƣ 9,9 tỉ USD trong năm 2019, vƣợt đỉnh gần nhất là 9 tỉ USD vào năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng phú nghĩa​ (Trang 58 - 60)