Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp:

2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

các số liệu thu thập được, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8. Do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) và xem xét mức độ đánh giá các cán bộ và nhân viên tại Công ty Điện lực Thái Nguyên, tác giả quy ước mức đánh giá như sau:

TT Mean Mức đánh giá 1 1.00 - 1.80 Rất không hài lòng 2 1.81 - 2.60 Không hài lòng 3 2.61 - 3.40 Không có ý kiến 4 3.41 - 4.20 Hài lòng 5 4.21 - 5.00 Rất hài lòng

Thống kê suy luận cho phép các nhà nghiên cứu suy luận dữ liệu từ mẫu nghiên cứu khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến, sự khác biệt trong một biến giữa các nhóm mẫu khác nhau và giải thích mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Sekaran, 2000). Nghiên cứu này cũng sử dụng để thống kê suy luận để kiểm định các giả thuyết.

2.4.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, trong luận văn tác giả so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng QTNL tại Công ty Điện lực Thái Nguyên qua từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời tìm ra các giải pháp khắc phục, số liệu cần sử dụng ở đây chính là cơ cấu lao động và tình hình tài chính qua các năm để thấy được nhân lực tại Công ty đang có chiều hướng tăng lên hay giảm xuống cả về mặt chất lượng và số lượng, hoạt động quản trị nhân lực đã thực sự được quan tâm chưa? để kịp thời đề ra những phương hướng nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty.

2.5. Phương pháp và chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên

Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích từng nhân tố, làm rõ các nhân tố nào có nhiều khả năng ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực của Công ty.

2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.6.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.

Doanh thu bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia....

Chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:

Tổng doanh thu = DTT từ bán hàng và CCDV + doanh thu hoạt động tài chính + doanh thu khác (2.2)

Tổng doanh thu cho biết doanh thu từ các hoạt động của công ty (từ sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính, doanh thu khác) qua các năm. Trong đó, DTT từ bán hàng và CCDV, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác được lấytừ báo cáo kết quả hoạt động SXKD của công ty.

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

Thu nhập khác bao gồm các khoản thu phát sinh từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu như: Thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt của khách hàng do vi phạm hợp đồng...

+ Doanh thu thuần:

Doanh thu thuần được tính theo công thức:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – Thuế gián thu (2.3)

Doanh thu thuần giúp xác định được lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Doanh thu thuần có ý nghĩa rất quan trọng trong các báo cáo tài chính. Nó phản ánh việc tiêu thụ sản phẩm của công ty, lượng tiền mà công ty thu về được. Qua đó giúp công ty xác định lợi nhuận cuối cùng đạt được.

- Chỉ tiêu Chi phí

Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác.

Tổng chi phí = GVHB + Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN (2.4)

Tổng chi phí cho biết các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của công ty qua các năm gồm: Giá vốn hàng bán (chi phí NVL trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp); chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó, GVHB, chi phí bán hàng, chi phí QLDN được lấy từ báo cáo kết quảhoạt động SXKD của công ty.

- Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả quá trình kinh doanh, nó phản ánh một cách đầy đủ về số lượng và chất lượng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như tài sản, lao động, vốn...

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (2.5)

Lợi nhuận sau thuế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế cho biết doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay phải chịu lỗ. Giá trị của lợi nhuận sau thuế cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Ngược lại, giá trị này nhỏ hơn 0 nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ và cần đưa ra phương hướng hay chiến lược kinh doanh mới cho công ty, doanh nghiệp. Giá trị lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 và càng lớn thì công ty càng có lãi lớn. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp (2.6)

- Thu nhập bình quân đầu người: Được tính theo công thức:

Thu nhập bình quân đầu người = Tổng thu nhập cá nhân

Tổng số lao động (2.7)

2.6.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung quản trị nhân lực của doanh nghiệp

2.6.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạch định nhân lực:

Đánh giá chỉ tiêu hoạch định nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên gồm có: - Xác định nhu cầu nhân lực của Công ty

- Lập kế hoạch nhân lực

Đánh giá hiệu quả việc hoạch định nhân lực sẽ giúp cho Công ty luôn đảm bảo đủ số lượng nhân lực với phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

2.6.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phân tích công việc

Chỉ tiêu phân tích công việc tại Công ty Điện lực Thái Nguyên nghiên cứu về các nội dung như:

- Mô tả vị trí công việc

- Yêu cầu và tiêu chuẩn công việc

- Nhiệm vụ, trách nhiệm của người lao động trong từng vị trí công việc. - Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất thực hiện công việc

Đánh giá hiệu quả chỉ tiêu phân tích công việc sẽ giúp người quản lý xác định được các kỳ vọng của doanh nghiệp mình đối với người lao động. Người lao động hiểu được rõ về từng vị trí công việc họ đang đảm nhận thì hiệu quả công việc sẽ cao.

2.6.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng nhân lực:

Tuyển dụng nhân lực là quá trình phân tích, thu hút, lựa chọn và quyết định tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của doanh nghiệp.

Đánh giá chỉ tiêu tuyển dụng nhân lực bao gồm: - Số lượng nhân lực cần tuyển dụng

- Cơ cấu tuyển dụng nhân lực - Chất lượng nhân lực được tuyển

Đánh giá chỉ tiêu tuyển dụng nhân lực giúp doanh nghiệp tuyển chọn được những ứng viên đáp ứng được yêu cầu của vị trí cần tuyển, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.6.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bố trí nhân lực

Chỉ tiêu này nghiên cứu về:

- Điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Về các vị trí chức danh công việc trong doanh nghiệp, cách bố trí đúng năng lực, trình độ phù hợp với vị trí công việc.

2.6.2.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá, đào tạo và phát triểnnhân lực

Chỉ tiêu đánh giá đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp được thể hiện qua các nội dung như:

- Số lượng CBCNV được cử đi đào tạo, thời gian đào tạo - Trình độ đào tạo

- Kết quả đào tạo

* Đánh giá nhân lực:

Đánh giá nhân lực là hoạt động đánh giá khả năng, năng lực làm việc, mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên.

- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ, mức độ hoàn thành công việc theo tháng theo quý và theo năm.

2.6.2.6. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thù lao lao động

Với phương châm coi con người là tài sản quý giá nhất, là nguồn lực cạnh tranh cốt lõi, PC Thái Nguyên luôn chú trọng và đầu tư cho sự phát triển nhân lực của Công ty. Công ty Điện lực Thái Nguyên đã ban hành một hệ thống đầy đủ và toàn diện các văn bản chính sách, quy định trong QTNL như tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, quy chế quản lý lao động, tiền lương… Đây là hệ thống cơ sở pháp lý để công tác quản trị nhân lực được thực hiện đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống.

Nhóm chỉ tiêu này nghiên cứu về hệ thống thù lao của doanh nghiệp theo 3 phần: - Tiền lương

- Khuyến khích tài chính - Phúc lợi xã hội

Lương cơ bản của người lao động được tính như sau: Lcbi =(Hcb+ Hpc) x Lmin

N x ni

Trong đó:

Lcbi : Tiền lương cơ bản của người lao động giữ chức vụ công việc i Hcb : Hệ số lương cấp bậc

Hpc : Hệ số phụ cấp (nếu có)

Lmin : Mức tiền lương do Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Tổng công ty Điện lực Miền Bắc quy định

N: Ngày công chế độ theo quy định

ni : Ngày công làm việc thực tế của người lao động giữ chức danh công việc i Lương sản xuất kinh doanh được tính theo công thức sau:

𝐋𝐤𝐝𝐢 = 𝐐𝐤𝐝

∑ 𝐡𝐢 𝐱 𝐤𝐢 𝐱 𝐧𝐢 𝐱 𝐡𝐢 𝐱 𝐤𝐢 𝐱 𝐧𝐢 Trong đó:

Lkdi : Lương sản xuất kinh doanh của người lao động giữ chức danh công việc i Qkd : Tổng quỹ lương kinh doanh của công ty.

∑: Tổng số lao động hưởng lương trong đơn vị

hi: Hệ số trả lương theo việc (hệ số công việc) của người lao động giữ chức danh công việc i

ki: Hệ số chất lượng lao động của người lao động giữ chức danh công việc i ni: Ngày công làm việc thực tế của người lao động giữ chức danh công việc i

2.6.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên

Việc đánh giá hiệu quả trong quản trị nhân lực tại công ty Điện lực Thái Nguyên được sử dụng các chỉ tiêu đánh giá như sau:

- Chỉ tiêu năng suất lao động - Chỉ tiêu chi phí nhân công

- Chỉ tiêu về mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp. (2.9)

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực Thái Nguyên, Trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Địa chỉ: Số 31 - Đường Hoàng Văn Thụ - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0208.3600410 Fax: 0208.3750958

Mã số thuế: 0100100417 - 006, do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp, đăng ký lần đầu ngày 04/6/2010, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 10/10/2011 với các ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, truyền tải, phân phối điện; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (tư vấn thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp 35kv; tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110 kv; tư vấn đấu thầu các công trình viễn thông công cộng) sửa chữa thiết bị điện, bán buôn máy móc và thiết bị phụ tùng máy khác; xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng...vv

Công ty Điện lực Thái Nguyên, tiền thân là Nhà máy điện Cao Ngạn được khởi công xây dựng ngày 7/10/1960. Ngày 25/12/1963 chính thức cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên, đây cũng là ngày chính thức phát điện 3 lò ba máy tổng công suất 24MW của nhà máy điện Cao Ngạn - Thái Nguyên, lúc bấy giờ là nhà máy điện lớn nhất miền Bắc, giám đốc đầu tiên của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cũ là đồng chí Nguyễn Văn Đài. Từ đó ngày 25/12 hàng năm được chọn là ngày truyền thống của nhà máy điện Cao Ngạn xưa – Công ty Điện lực Thái Nguyên nay. Tháng 4/1965 chi nhánh Điện Thái Nguyên tách khỏi Sở Điện 1 Hà Nội khi Sở Điện 6 được thành lập. Ngày 01/10/1968 Sở Điện 6 sáp nhập vào nhà máy điện Cao Ngạn và đổi tên là Nhà máy điện Thái Nguyên. Năm 1969 Công ty Điện lực 1 thành lập nay là Tổng Công ty điện lực Miền Bắc (EVN NPC) - Tập đoàn điện

lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện Thái Nguyên là đơn vị thành viên trực thuộc. Cùng với việc đầu tư và phát triển lưới điện quốc gia, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất cao đã phát huy tác dụng, đặc biệt là Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã khánh thành và đưa vào sử dụng với công suất và sản lượng cao chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống lưới điện Miền Bắc. Trước tình hình đó một số nhà máy điện có công suất thấp, tiêu hao nguyên liệu nhiều, giá thành cao, trong đó có Nhà máy điện Thái Nguyên đã được Công ty điện lực I quyết định cho chuyển hướng sản xuất.

Năm 1988, Nhà máy điện Thái Nguyên chính thức ngừng sản xuất do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, phần kiến trúc bị hư hỏng nặng nề do chiến tranh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)