Định hướng hoàn thiện quản trị nhân lực đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 108 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Định hướng hoàn thiện quản trị nhân lực đến năm 2025

Nhân lực luôn được coi là yếu tố trung tâm, là động lực phát triển của Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc đã định hướng nhiều nhiệm vụ trọng tâm tập trung cho quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực các tỉnh trực thuộc EVNNPC trong đó có PCTN, bao gồm các nhiệm vụ:

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân lực:

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân lực của PCTN giai đoạn 2019 - 2021, định hướng 2025. Với mục tiêu là hướng đến chiến lược nâng cao chất lượng công tác phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2019 - 2021, tầm nhìn 2025;

Phân tích đánh giá nhu cầu, hiện trạng, đề ra mô hình đổi mới, các nhóm giải pháp mang tính tổng thể về công tác đào tạo phát triển nhân lực;

Xây dựng được kế hoạch tổng thể thực hiện mô hình và giải pháp đổi mới bao gồm các đề án phát triển hướng mục tiêu quan trọng nhằm hiện thực hoá đề án của Tổng Công ty, đó là đổi mới nội dung đào tạo, phương thức đào tạo, công tác lập kế hoạch đào tạo và công tác quản lý hoạt động đào tạo;

Nâng cao trình độ, kỹ năng đội ngũ giảng viên.

- Tiếp tục hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ theo quy định của EVN, Công ty Điện lực Thái Nguyên chọn, cử đội ngũ cán bộ quản lý cấp 3, cấp 4 đi đào tạo theo chương trình khung của EVN do Tổng công ty tổ chức; tài liệu giảng dạy được EVNNPC chuẩn hóa và xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ bồi dưỡng nâng bậc, giữ bậc trình EVN trong quý II năm 2019. Tại khóa học, đội ngũ cán bộ quản lý đã được nghe triển khai các chương trình tư vấn, đào tạo về văn hóa doanh nghiệp; đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ người lao động làm công tác quản trị nhân lực; tổ chức đào tạo lớp cán bộ cấp Tổng công ty, dự kiến 25 người;

Triển khai công tác đào tạo Thạc sỹ dài hạn tại nước ngoài cho đội ngũ cán bộ cấp Tổng Công ty cho giai đoạn 2025 - 2030, dự kiến 20 người;

Tiếp tục phối hợp với Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh đào tạo hotline - Khóa 3, 4, tổng cộng 40 người.

- Chú trọng chất lượng lao động đầu vào thông qua kiểm soát chất lượng tuyển dụng lao động. Sửa đổi và ban hành quy định, quy trình tuyển dụng lao động để làm cơ sở thực hiện thống nhất trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Giao chỉ tiêu tuyển dụng lao động trên cơ sở thực trạng lao động còn thiếu của các đơn vị so với kế hoạch định biên;

Kế hoạch tuyển dụng lao động phải được xây dựng trên cơ sở đã rà soát, bố trí sắp xếp lại lực lượng lao động hiện có, tuyển dụng đối với các vị trí công việc còn thiếu, cần bổ sung cấp bách; ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo là nghề điện và bố trí công việc tại các đơn vị cấp 4;

Hạn chế tối đa việc tuyển dụng lao động để bố trí vào bộ máy quản lý, gián tiếp tại trụ sở công ty;

không tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo, lao động có ngành nghề đào tạo không phù hợp, lao động làm các công việc phục vụ, phụ trợ; Ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, đào tạo chuyên sâu, đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa lưới điện, có khả năng tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý vận hành và kinh doanh bán điện;

- Sử dụng tiền lương là đòn bẩy phát triển sản xuất, khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác thực hiện chế độ, chi trả tiền lương đối với người lao động phải được xem như là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực. Nâng cao chất lượng công tác nâng ngạch, nâng bậc lương cũng chính là nâng cao sự công bằng trong chi trả tiền lương, khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Sử dụng tiền lương là đòn bẩy phát triển sản xuất, duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật cao với ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm tốt. Bảo đảm phân phối tiền lương công bằng, tương xứng với những đóng góp của người lao động.

Năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện chiến lược Hành trình văn hóa doanh nghiệp EVNNPC, đòi hỏi sự tham gia tích cực của 100% lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của các đơn vị trong các hoạt động văn hóa doanh nghiệp của Tổng công ty. Phong cách lãnh đạo được thể hiện trong cách ứng xử, suy nghĩ, ra quyết định.

Nhằm xây dựng cơ cấu tổ chức và quản trị nhân lực hợp lý, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững trong Công ty Điện lực Thái Nguyên, tác giả đưa ra một số định hướng nhiệm vụ về hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty Điện lực Thái Nguyên đến năm 2025 như sau:

* Về mô hình quản trị nhân lực

- Cần đổi mới tư duy xây dựng chiến lược nhân sự hiện đại nhằm tìm ra những quy luật giá trị mới trong đó giá trị tăng nhưng chi phí giảm.

- Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp, cao thượng dựa trên đúng đắn, công bằng, văn hóa chính trực.

- Áp dụng CMCN 4.0 trong quản lý đội ngũ CBCNV theo phương thức mạng xã hội, dùng để trao đổi thông tin, giao việc và quản trị.

- Cần đặt ra mục tiêu năng suất lao động tới 2025, và thực hiện nguyên tắc quản trị theo mục tiêu từ trên xuống. Quản trị sự thay đổi để ứng phó với quá trình tái cấu trúc, phát triển công nghệ mới, cách mạng công nghiệp 4.0, năng lượng tái tạo v.v... qua các hình thức đào tạo, sắp xếp bố trí lực lượng lao động từ Công ty đến các đơn vị Điện lực.

* Các chính sách, cơ chế nguồn nhân lực

Các cơ chế chính sách nhân lực cần đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, bao gồm các chính sách và hệ thống quy chế kèm theo như sau:

- Kế hoạch nhân lực - Đánh giá hiệu quả - Lương thưởng

- Quy hoạch, bổ nhiệm - Đào tạo.

* Tái cơ cấu về quản lý doanh nghiệp

thiện các quy chế, quy định quản lý nội bộ phù hợp với quy định và tình hình thực tế SXKD.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc; đổi mới công tác kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng với phương châm “Khách hàng là trung tâm”.

- Duy trì tài chính lành mạnh, minh bạch và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; tăng cường thực hành tiết kiệm, quản lý chặt chẽ chi phí, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và minh bạch chi phí đầu vào; đảm bảo hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh, tài chính, kỹ thuật, năng suất lao động, tiết kiệm và chống lãng phí.

- Đổi mới cơ chế quản lý tiền lương, tiền thưởng; tổ chức quản lý sử dụng lao động hiệu quả, chuyên nghiệp; sắp xếp, tinh giảm biên chế lao động, nhất là đội ngũ quản lý gián tiếp.

- Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nhân lực và đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới; áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm… vào công tác quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả SXKD và năng suất lao động.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty đối với các đơn vị; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công khai dân chủ trong mọi hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân lực tại công ty điện lực thái nguyên (Trang 108 - 111)