5. Kết cấu của luận văn
4.3.2 Kiến nghị với NHNN
Là cơ quan quản lý chung về hoạt động ngân hàng, NHNN cần có những định hướng, hành động cụ thể để nâng cao chất lượng cho vay. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
Một trong “những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện tốt công tác thẩm định là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.”
Thứ hai: Hướng dẫn, hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định
Hiện nay, NHNN vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn chung làm cơ sở xây dựng hệ thống chỉ tiêu và các rủi ro về tín dụng. Do đó, các ngân hàng đều phải tự xây dựng các hệ thống chấm điểm xếp hạng riêng của mình dựa trên tư vấn của các đơn vị nước ngoài dẫn đến tình trạng không thống nhất trong cách nhìn nhận và xem xét các chỉ tiêu về rủi ro tín chung trên toàn hệ thống ngân hàng. Trong tương lai, NHNN cần ban hành một quy chuẩn chung về hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng để làm cơ sở cho các ngân hàng xây dựng hệ thống quy chuẩn về thẩm định riêng của mình.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hội nghị, hội thảo để phổ biến các kiến thức mới, cũng như trao đổi về các quy định sắp ban hành về liên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và công tác thẩm định nói với lãnh đạo các ngân hàng cũng cần được tổ chức thường xuyên hơn tạo điều kiện cho các Ngân hàng có điều kiện trao đổi, học hỏi và góp ý để các văn bản do NHNN ban hành có tính thực tiễn cao hơn, tránh tình trạng chồng chéo, sửa đổi nhiều lần.
Thứ ba: Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngân hàng
NHNN cần nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội Ngân hàng trong việc làm cầu nối giữa các Ngân hàng với cơ quan Nhà nước, nhằm mục tiêu ổn định và định hướng phát triển hệ thống tín dụng một cách an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, Hiệp hội Ngân hàng cần phát huy hơn nữa vai trò là kênh giao lưu, trao đổi giữa các ngân hàng trên cơ sở các bên đều có lợi, là kênh tổng hợp, đưa ra tiếng nói chung của các Ngân hàng tới các cơ quan quản lý Nhà nước về các chính sách, quy định, tránh việc ban hành các quy định xa rời thực tế, gây khó khăn, cản trở hoạt động của các Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. “Trào lưu này đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít các thách thức và khó khăn. Cạnh tranh là lẽ đương nhiên để tồn tại. Để tạo được chỗ đứng riêng với hiệu quả hoạt động bền vững qua các năm, lựa chọn được các khách hàng tốt là điều không dễ dàng, trong nền kinh tế đầy cạnh tranh và sự gia nhập của rất nhiều các tổ chức tín dụng.
Là một tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội không nằm ngoài quỹ đạo này. Mang trên mình vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, đặc biệt góp phần kích cầu tiêu dùng cũng như thực hiện các mục tiêu riêng của các thành viên sáng lập, MB đã đặt ra định hướng gia tăng quy mô cho vay đối mảng bán lẻ, trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Nhằm đạt được các mục tiêu đó, cũng như duy trì được sự phát triển trong thời gian tới, MB phải nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thẩm định nói chung, thẩm định khách hàng cá nhân nói riêng để giảm thiểu tới mức tối đa các rủi ro có thể gặp phải.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy hướng dẫn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Tuyết Nhung, 2016. Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay
tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
2. Trần Thị Tuyết, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
3. Phạm Ngọc Tiến, 2015. Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) – Hội sở, Luận văn thạc sỹ
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
4. Ahmed S.F and Malik Q.A, 2015. Credit Risk Management and Loan Performance: Empirical Investigation of Micro Finance Banks of Pakistan.
5. Chinduru Patricia, 2016. The impact of credit appraisal techniques on Microfinance’s Loan performance. National University of Sciences & Technology
6. Lando, D, 2009. Credit Risk Modeling. Copenhagen Business School, department of Finance.
7. Schreiner, M, 2010. Credit Scoring for Microfinance: Can It Work. Journal of Microfinance.
8. Sathya Varathan and Priya Kalyanasundaram, 2010. Credit Policy And Credit Appraisal Of Canara Bank Using Ratio Analysi. International Multidisciplinary Research Journal.
9. Praband A, 2013. Credit Appraisal Process of SBI. Journal of Economics and Management
10. Tài liệu và thông tin nội bộ từ các phòng, ban của Ngân hàng TMCP Quân đội như Khối kinh doanh, Phòng phát triển sản phẩm, Khối Kế toán tài chính, Khối Quản trị rủi ro.
PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI PHIẾU KHẢO SÁT
TRUNG TÂM THẨM ĐỊNH KHCN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG QUY TRÌNH
(Dành cho CBQL: Giám đốc/TP/PP)
Kính gửi các Anh/Chị!
Tôi tên là Nguyễn Tiến Đạt – Chuyên viên thẩm định – Trung tâm thẩm định KHCN – Khối thẩm định
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng và cải tiến quá trình thẩm định cho vay KHCN, Tôi rất mong các Anh/Chị Cán bộ quản lý đóng góp ý kiến về quy trình thẩm định cho vay KHCN hiện nay theo các nội dung dưới đây. Rất cảm ơn các Anh/Chị đã cho ý kiến
Họ tên:...Chức vụ: ... Đơn vị: ...
Tuổi ... Thời gian công tác tại MB: ... Điện thoại liên lạc ... Email ...
Anh Chị đã từng tham gia tác nghiệp trực tiếp với Trung tâm thẩm dịnh KHCN?
1. Đã từng 2. Chưa từng
Xin đánh dấu tích () vào mục chọn trả lời cho mỗi câu hỏi
A: Rất đồng ý; B: Đồng ý; C: Phân vân, không chắc lắm; D:
Không đồng ý;
Xin cho biết ý kiến của bạn về các mục sau: A B C D
1. Việc tập trung hóa thẩm định tại Hội sở chính hiện tại đáp
ứng tốt hơn các yêu cầu phục vụ kinh doanh so với mô hình thẩm định phân tán trước kia?
2. Thời gian xử lý của các hồ sơ chuyển lên trung tâm thẩm
định đã đáp ứng kỳ vọng của Anh chị?
3. Thái độ tác nghiệp của các chuyên viên thẩm định chuyên
nghiệp, nắm vững các quy định của MB?
4. Nội dung báo cáo thẩm định khoa học, đầy đủ và không
trùng lặp thông tin?
5. Các hệ thống hỗ trợ thẩm định CRA, BPM đã hỗ trợ rút ngắn thời gian xử lý và luân chuyển hồ sơ?
6. Anh chị hài lòng với quy trình thẩm định KHCN hiện tại?
7. Xin Anh/Chị cho biết điều gì làm hài lòng Anh/Chị nhất khi tác nghiệp với trung
tâm thẩm định, lý do (nếu có) ... ...
8. Theo Anh/Chị điều gì cần khắc phục để hoàn thiện công tác thẩm định KHCN
trong thời gian sắp tới? Giải pháp cụ thể (Nếu có)
... ...