5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định theo các tiêu chí định tính
Thứ nhất: Về mức độ hoàn thiện bộ máy tổ chức thẩm định
Trước đây, Khối thẩm định không có Phó tổng giám đốc phụ trách Khối, quản lý Khối là Giám đốc Khối. Toàn khối được chia thành 3 trung tâm là Trung Tâm TĐ Miền Bắc, Miền Nam và Miền Trung Tây Nguyên. Trong mỗi Trung tâm sẽ phân thành 3 phòng là Thẩm định KHCN, Thẩm định CIB, Thẩm định SME. Khối Thẩm định vẫn chịu sự quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng, tuy nhiên việc không có Phó Tổng giám đốc phụ trách khối không tạo ra sự chủ động trong hoạt động của Khối đồng thời giảm khả năng đàm phán, trao đổi giữa Khối Thẩm định và đơn vị liên quan (các đơn vị chủ chốt tại MB đều có Phó tổng giám đốc phụ trách). Ngoài ra, việc phân chia 3 Trung tâm theo vùng miền và 03 phòng trong mỗi Trung tâm chưa thực sự phát huy được mô hình phê duyệt tập trung. Do có những thời điểm phòng KHCN của Trung tâm thẩm định miền Bắc nhiều hồ sơ dẫn đến chậm SLA hoặc chất lượng hồ sơ không đảm bảo thì phòng KHCN của 2 Trung tâm còn lại có thể ít hoặc không có hồ sơ. Điều này còn ảnh hưởng đến việc cân đối số lượng cán bộ nhân viên cần thiết cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Quy trình trình ký các hồ sơ cấp cao phải qua 2 cấp kiểm soát, làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ.
Mô hình và bộ máy tổ chức hiện tại của Khối TĐ & PDTD khắc phục các nhược điểm trên. Bộ máy quản lý đã có Phó tổng giám đốc phụ trách, chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của toàn Khối. Cơ cấu tổ chức được xây dựng theo hướng chuyên biệt hóa, chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng suất lao động. Các quy trình trình ký từ hồ sơ đơn giản, cho đến hồ sơ phức tạp đều qua tối đa 1 cấp kiểm soát giúp tối giản thời gian xử lý hồ sơ, tránh sửa lại BCTĐ nhiều lần do ý kiến khác biệt giữa các cấp kiểm soát, đồng thời sẽ dễ dàng trong việc đo lường SLA của khâu thẩm định. Như vậy, rõ ràng việc thay đổi mô hình và bộ máy tổ chức Khối TĐ & PDTD có tác dụng tích cực đến hoạt động của Khối cũng như hỗ trợ tối đa cho ĐVKD trong việc giảm SLA, thúc đẩy bán hàng.
Thứ hai: Về tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định
Ngân hàng đã ban hành quy trình thẩm định hoàn thiện “End –to – End” với đầy đủ các nội dung, trình tự để tiến hành thẩm định hồ sơ, giúp các chuyên viên Phòng Thẩm định có thể thực hiện một cách hiệu quả, không bị thiếu sót.
Quy trình “đã phân định được trách nhiệm, chức năng của từng cá nhân tham gia vào quy trình, đồng thời sẽ tiệm cận với phương pháp luận quốc tế áp dụng Basel II trong phân tích rủi ro tín dụng, quy định rõ thời gian tối đa của từng khâu trong quy trình và đo lường được thời gian thực tế.”
Theo báo cáo của Khối Quản lý chất lượng về đo lường tiêu chuẩn với hồ sơ thẩm định, trường hợp áp dụng quy trình mới “End –to – End” và khung SLA chuẩn cho các hồ sơ KHCN, thời gian thẩm định rút ngắn được 20% - 50% so với thời gian làm báo cáo trước đây.
Bên cạnh đó, quy trình thẩm định luôn được xem xét định kỳ, lấy ý kiến góp ý từ các phòng ban nghiệp vụ nhằm mục đích cải tiến, khắc phục các thiếu sót cũng như những chồng chéo trong chức năng, nhiệm vụ giữa các
phòng, ban, giúp quy trình luôn được thông suốt, hiệu quả, giảm thiểu thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro.
MB đã đưa ra bộ cam kết chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt - SLA nhằm cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho khách hàng. Với bộ chỉ tiêu này, thời gian tối đa để thẩm định hồ sơ vay của khách hàng theo yêu cầu của từng sản phẩm được quy định nhằm đảm bảo việc hồ sơ vay của khách hàng được nhanh chóng xử lý, không bị trì trệ và kéo dài, từ đó nâng cao hình ảnh cũng như khả năng cạnh tranh của MB thông qua thời gian xử lý hồ sơ khách hàng bên cạnh các công cụ về lãi suất, sản phẩm vay, các chương trình ưu đãi, ….
Thứ ba: Về chất lượng nội dung thẩm định
Bên cạnh quy trình thẩm định, Ngân hàng cũng đã ban hành trên toàn hàng bộ tài liệu Hướng dẫn thẩm định KHCN trong đó hướng dẫn đầy đủ và cụ thể nội dung, trình tự các phương pháp để thẩm định KHCN đối với từng sản phẩm vay cũng như Tài sản bảo đảm. Thông qua bộ tài liệu, Ngân hàng có thể thống nhất cách hiểu sản phẩm, phương pháp dùng để thẩm định trên toàn hệ thống, và cũng là tài liệu để đào tạo các chuyên viên mới, tránh những sai sót không đáng có do chưa hiểu, chưa nắm rõ phương pháp thẩm định cũng như sản phẩm”
Báo cáo thẩm định đóng vai trò quan trọng trong chất lượng thẩm định của các Ngân hàng. Tại MB, cấu trúc báo cáo đề xuất và báo cáo thẩm định có sự tương đồng và được xây dựng theo mẫu chuẩn chung, áp dụng cho tất cả các sản phẩm vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, để tránh trùng lặp thông tin, một số trường nhập liệu sẽ không hiện lên BCTĐ và mỗi sản phẩm khác nhau phần chi tiết nội dung bên trong của từng mục sẽ có sự thay đổi phù hợp với sản phẩm đó.
Ví dụ: Đối với tất cả các sản phẩm, cấu trúc BCTĐ đều có 6 phần: 1. Thông tin khách hàng 2. Quan hệ tín dụng 3. Năng lực tài chính 4. Phương án vay vốn 5. Tài sản bảo đảm 6. Kết luận của Phòng thẩm định. Tuy nhiên, đối với sản phẩm sản xuất kinh doanh, phần phương án phải có bảng tính vốn lưu động hay sản phẩm chung cư phải có bảng so sánh bao gồm giá tham khảo thị trường, giá trên hợp đồng mua bán, giá nhận chuyển nhượng nếu có và giá thẩm định ghi nhận…
Đồng thời, trong BCTĐ chuyên viên thẩm định tập trung đánh giá các rủi ro liên quan đến phương án, quan điểm ghi nhận thu nhập/đánh giá nhu cầu vốn…tránh nêu lại các thông tin đã có trên BCĐX.
Có thể nói, mẫu báo cáo thẩm định của MB được xây dựng bài bản, logic và ngắn gọn. Các nội dung đưa vào BCTĐ mang tính chất đánh giá, chắt lọc và phản ánh được mục tiêu quản lý rủi ro cần có. Các nội dung thẩm định luôn luôn được cập nhật định kỳ thông qua phản hồi từ các đơn vị nghiệp vụ, đặc biệt là các tình huống phát sinh mới luôn được ưu tiên phổ biến cho các cán bộ thẩm định thông qua các buổi họp trao đổi nghiệp vụ được tổ chức đột xuất hoặc định kỳ, từ đó, giúp cho cán bộ thẩm định có thể trau dồi kiến thức, nâng cao khả năng nhận định tránh rủi ro cho Ngân hàng.
3.3.3. Đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định theo các tiêu chí định lượng
3.3.3.1 Số lượng hồ sơ thẩm định
Bảng 3.4 Số lượng hồ sơ thẩm định KHCN tại MB giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng hồ sơ thẩm định 35.116 57.823 66.568 Số lượng hồ sơ từ chối 3.113 4.457 3.943
Tỷ trọng hồ sơ từ chối
8,8% 7,7% 5,9%
Qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng hồ sơ hoàn thành quy trình đã có sự tăng tưởng mạnh 89% do định hướng tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội của Ban lãnh đạo, trong khi đó số lượng nhân sự tham gia vào công tác thẩm định chỉ tăng thêm 38% (Từ 67 người năm 2016 lên 93 người năm 2019). Đây có thể nói là một thành công bước đầu của việc áp dụng mô hình thẩm định tập trung tại MB.
Tỷ lệ hồ sơ từ chối cũng có xu hướng giảm qua các năm nhờ vào sự định hướng mạnh mẽ của Ban lãnh đạo ngân hàng. Thời điểm quý I hàng năm, Khối quản trị rủi ro đều ban hành chỉ đạo tín dụng mới bám sát hơn với định hướng của MB và quy định các đối tượng ưu tiên, hạn chế và không tài trợ để giúp cho Đơn vị kinh doanh xác định khách hàng mục tiêu để tiếp cận trong năm, hạn chế các các mảng/lĩnh vực kinh doanh đang gặp khó khăn do đó số lượng khách hàng bị từ chối cũng sẽ giảm mạnh so với các năm trướ
3.3.3.2. Thời gian xử lý thẩm định
Bảng 3.5: Thời gian xử lý tại khâu thẩm định KHCN tại MB giai đoạn 2016-2018
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Khối thẩm định)
Việc áp dụng quy trình tập trung hóa thẩm định và ứng dụng CNTT cũng như các giải pháp cái tiến trong giai đoạn 2016-2018 đã góp phần giảm đáng kể thời gian thẩm định bình quân trên mỗi hồ sơ của tất cả các sản phẩm KHCN tại MB. So với thời điểm 2016, thời gian xử lý trên mỗi hồ sơ của từng loại sản phẩm đã giảm từ 8-50%, giảm cao nhất là thời gian xử lý hồ sơ sản xuất kinh doanh (Giảm 50%), thấp nhất là sản phẩm tín chấp (Giảm 8%). Đây có thể coi là một bước chuyển mình phù hợp để đáp ứng việc tinh gọn bộ máy nhân sự, giảm thời gian phục vụ mỗi khách hàng nhằm tăng năng suất và hiệu quả công việc theo đúng định hướng chiến lược của ban lãnh đạo ngân hàng.
2016 2017 2018
Sản phẩm Ô tô tiêu dùng 8 6.5 6.1
Sản phẩm Nhà đất, nhà chung cư 14 12.1 11
Sản phẩm Sản xuất kinh doanh 18 14 9
Sản phẩm tín chấp 7 6.5 6.4 Sản phẩm khác 16 13 11 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 T h ờ i g ia n xử lý b ìn h q u ân m ỗ i h ồ s ơ
3.3.3.3. Nợ quá hạn
Bảng 3.6: Nợ quá hạn KHCN tại MB giai đoạn 2016-2018
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dư nợ KHCN 20,500 31,400 44,900 Tốc độ tăng 53.17% 42.99% Tổng nợ quá hạn KHCN 1,000 1,300 1,400 Tốc độ tăng 30.00% 7.69% Tỷ lệ nợ quá hạn 4.88% 4.14% 3.12%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh nội bộ MB)
Giai đoạn 2016-2018 cho thấy nợ quá hạn tại MB có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ KHCN, tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ quá hạn so với tổng dư nợ KHCN là không đáng kể và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này phù hợp với định hướng phát triển nhanh – bền vững – hiệu quả mà MB đề ra. Như đã nói ở tên, từ thời điểm tháng 08/2012 MB đã bắt đầu chuyển đổi mô hình phê duyệt tín dụng từ phân tán thành tập trung và đến tháng 11/2015, MB đã chuyển đổi thành công toàn bộ mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung, thành lập Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng (Khối TĐ & PDTD). Các số liệu về tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN và tỷ lệ nợ quá hạn như trên đã phần nào đánh giá được mô hình tổ chức mới trong hoạt động quản lý rủi ro đã đem lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng và hạn chế nợ quá hạn tại MB, cũng có nghĩa là việc thẩm định độc lập của các CVTĐ tách biệt với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đem lại hiệu quả tích cực. Cùng với đó là các bước đi phù hợp trong công tác lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu hợp lý từng thời kỳ để lựa chọn các khách hàng có khả năng tài chính cũng như tư cách pháp nhân tốt, tránh được rủi ro cho Ngân hàng. Cụ thể, nợ quá hạn theo từng sản phẩm vay tại MB như sau:
Bảng 3.7: Nợ quá hạn KHCN theo sản phẩm tại MB giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 NQH % NQH Dư nợ NQH % NQH Dư nợ NQH % NQH Dư nợ Nhà đất 600 5.00% 12,000 800 4.35% 18,400 700 2.89% 24,200 Ô tô 90 5.29% 1,700 170 6.30% 2,700 250 8.93% 2,800 Sản xuất kinh doanh 170 6.07% 2,800 180 4.29% 4,200 160 1.78% 9,000 Tiêu dùng có TSBĐ 25 4.93% 500 40 2.86% 1,400 70 2.33% 3,000 Tín chấp 5 1.00% 500 50 2.96% 1,700 120 3.75% 3,200 Khác 110 3.68% 3,000 60 1.98% 3,000 100 3.70% 2,700
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh nội bộ MB)
Nhìn vào bảng trên nhận thấy, đối với các khoản vay về nhà đất, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng có sự tăng trưởng về doanh số cho vay tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể, đặc biệt là sản xuất kinh doanh từ 6.07% năm 2016 còn 1.78% năm 2018. Điều này một lần nữa chứng tỏ hiệu quả của công tác thẩm định tập trung tại MB trong thời gian qua, các CVTĐ với khả năng nhận định rủi ro tốt hơn đã đưa ra tư vấn hợp lý về số tiền cho vay, thời gian vay cũng như các điều kiện ràng buộc để quản lý khoản vay khách hàng tốt hơn từ thời điểm giải ngân cho đến khi kết thúc khoản vay. Việc phê duyệt một mức cho vay hợp lý giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ tốt hơn, không vượt quá khả năng chi trả của Khách hàng, đồng thời các điều kiện ràng buộc sẽ quản lý mục đích vay vốn và chi nhánh sẽ phải sát sao hơn với khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện quản lý đưa ra, nhờ đó Chi nhánh cũng phát hiện sớm các rủi ro đối với Khách hàng để có hướng xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho MB.
Sản phẩm cho vay ô tô, tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng gia tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ. Thực tế việc quản trị rủi ro đối với khách hàng vay mua ô tô chưa thực sự tốt. Điều này một phần do yếu tố
khách quan liên quan đến môi trường cạnh tranh trong hoạt động bán xe ô tô và cạnh tranh trong hoạt động cho vay mua ô tô tại các TCTD, một phần do yếu tố chủ quan đến từ chính ngân hàng. Trong những năm vừa qua thị trường giao dịch mua bán ô tô ở Việt Nam có dấu hiệu sôi nổi trở lại, khi khách hàng đến mua ô tô tại các showroom, chính các showroom sẽ giới thiệu cho Khách hàng các TCTD có thể hỗ trợ vốn cho khách hàng để mua xe. Và để bán được xe nhanh, nhân viên showroom sẽ ưu tiên giới thiệu khách hàng cho các ngân hàng có ưu đãi tốt đồng thời có thời gian xử lý nhanh, thủ tục đơn giản, do đó tạo nên áp lực cạnh tranh giữa các TCTD. Đứng trước áp lực cạnh tranh của các ngân hàng, MB cũng đưa ra các gói sản phẩm kích cầu dành cho khách hàng cá nhân với thủ tục đơn giản, thời gian duyệt hồ sơ nhanh với mức vay ưu đãi, đi kèm với đó là việc hạ tiêu chuẩn nhằm thu hút khách hàng, từ đó khiến cho các quy định thẩm định trở nên lỏng lẻo, thời gian xử lý ngắn hơn khiến cho lượng dư nợ của sản phẩm vay này tăng cao. Nhưng đi kèm với nó là tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng và khả năng kiểm soát nợ quá hạn không đạt được hiệu quả tốt như sản phẩm nhà đất, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng nêu trên.
Đối với sản phẩm vay tín chấp có sự gia tăng dư nợ và cả tỷ lệ nợ quá hạn, mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ cao hơn tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn nhưng cho thấy việc quản trị rủi ro đối với sản phẩm này chưa thực sự tốt. Với các khoản vay tín chấp, thường là các khoản vay có giá trị không lớn áp dụng đối với một số khách hàng với mục đích gia tăng mối quan hệ, tạo các sản phẩm phong phú, đa dạng đối với một số khách hàng mục tiêu của MB (như cán bộ nhân viên Viettel, đối tượng quân nhân, đối tác chiến lược từng thời kỳ…). Do đó, các khoản vay này được phê duyệt tại chi nhánh để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Một phần, do áp lực gia tăng dự nợ, sự chủ quan khi nhận định khách hàng do khách hàng đều làm việc tại các đơn vị