5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Giới thiệu chung về Trung tâm thẩm định KHCN
Theo sơ đồ tổ chức MB, Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng là một trong 7 khối hỗ trợ cho Ban lãnh đạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng theo kế hoạch từng thời kỳ.
Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng bao gồm: Ban lãnh đạo Khối (01 Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối, 02 Phó Giám đốc Khối) Trung tâm phê duyệt và 03 Trung tâm thẩm định: KHCN, KHDN Lớn (CIB) và KHDN vừa và nhỏ (SME).
Trong đó, Trung tâm KHCN bao gồm 01 Trưởng Trung tâm quản lý chung và 3 Phòng thẩm định: Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, Miền Nam.
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng
(Nguồn: Mô hình thẩm định khách hàng cá nhân)
- GĐPD được phân cấp từ cấp 1, 2 và cấp 3 theo phần quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc từng thời kỳ. Nguyên tắc phê duyệt tràn xuống, có nghĩa các GĐPD cấp cao có thể phê duyệt hồ sơ cấp dưới nhưng không ngược lại. Các GĐPD đều có kinh nghiệm là Giám đốc/Phó giám đốc các Chi nhánh tại MB trước khi làm GĐPD.
- Kiểm soát thẩm định là cấp kiểm soát hồ sơ do CVTĐ làm. Bao gồm chức danh Trưởng Line, Trưởng/phó phòng và kiểm soát viên, các kiểm soát thẩm định đều có kinh nghiệm làm thẩm định > 3 năm. Trưởng line kiểm soát hồ sơ cấp 3, Trưởng/phó phòng kiểm soát hồ sơ cấp 2 và kiểm soát viên kiểm soát hồ sơ cấp 1. Nguyên tắc kiểm soát tràn xuống tương tự các GĐPD.
- Chuyên viên thẩm định: Trình độ yêu cầu từ Đại học trở lên thuộc các trường khối kinh tế, tài chính, ngân hàng, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm tín dụng/thẩm định tại các TCTD khác nắm vững các kiến thức về thị trường tài chính ngân hàng, phân tích và báo cáo số liệu tài chính…CVTĐ KHCN được phân thành 3 cấp (level) là level 1, 2 và 3. Trong đó, level 1/2 làm các hồ sơ
Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng
Phòng thẩm định miền bắc
Phòng thẩm định miền trung và Tây Nguyên
Phòng thẩm định miền nam Trung tâm thẩm định
trong phân quyền GĐPD cấp 1/2, level 3 làm các hồ sơ trong phân quyền GĐPD cấp 3 trở lên.
Như vậy, đội ngũ thẩm định của MB đều là những người có trình độ, kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc của mình, được đào tạo bài bản, có kiến thức thực tế, có kỹ năng làm việc tốt. Ngoài ra, để phục vụ công tác thẩm định được tốt và phù hợp với định hướng của Ngân hàng từng thời kỳ, MB chú trọng đến việc đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, đào tạo các kỹ năng thẩm định (như kỹ năng nhận diện hồ sơ giả mạo, kỹ năng gọi điện thoại…) phù hợp với từng vị trí chức danh, thông qua các phương pháp đào tạo: Đào tạo online thông qua website đào tạo của MB, đào tạo trực tiếp tại đơn vị (giảng viên nội bộ/hoặc giảng viên thuê ngoài từ các đơn vị như Ngân hàng nhà nước, pháp chế…).
Định kỳ 2 năm/lần, MB tổ chức thi chức danh trên toàn hệ thống. Đây là kỳ thi lớn tại MB, nhằm mục đích giúp các vị trí chức danh nắm vững các kiến thức chung về Ngân hàng MB, ôn luyện lại nghiệp vụ và tiếng Anh, đảm bảo phục vụ tốt cho công việc. Kỳ thi có ảnh hưởng đến xếp loại của của từng cá nhân, do đó, cán bộ nhân viên MB luôn cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất.
Về nơi làm việc: Như đã nói ở trên, Line KHCN gồm 3 phòng Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Trong đó, phòng Miền Bắc và Miền Trung tại Hội sở MB, Phòng Miền Nam tại cơ sở TP Hồ Chí Minh. Trong các phòng, nhân sự được chia thành các nhóm nhỏ theo sản phẩm và ngồi theo nhóm để phát huy tối đa khả năng hỗ trợ nghiệp vụ, phổ biến các nội dung liên quan đến sản phẩm đó một cách hiệu quả, nhanh chóng. Mỗi nhóm có một kiểm soát chuyên trách để quản lý hoạt động nhóm. Trưởng phòng sẽ quản lý chung thông qua hỗ trợ của các kiểm soát.
Về trang thiết bị phục vụ công việc: Mỗi thành viên Khối TĐ & PDTD đều được trang bị một máy tính cá nhân, được quyền đăng nhập vào hệ thống
dữ liệu của Ngân hàng theo quyền phân cấp, được vào mạng tra cứu thông tin liên quan đến công tác thẩm định. Các máy móc trong phòng được bố trí đầy đủ để phục vụ cho công tác in ấn, báo cáo…Đồng thời, bộ phận công nghệ thông tin thuộc ngân hàng sẽ hỗ trợ trường hợp máy móc bị lỗi, hoặc quyền truy cập vào hệ thống của nhân viên có sự cố. Những năm gần đây, MB đã chú trọng hơn vào việc đầu tư hệ thống công nghệ, hỗ trợ công tác thẩm định nói riêng và các hoạt động khác nói chung để phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ kỹ thuật số trên toàn thế giới.