Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định cho vay tại trung tâm thẩm định khách hàng cá nhân ngân hàng TMCP quân đội​ (Trang 45 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng cá nhân tạ

tại NHTM

1.3.5.1. Cơ sở vật chất của ngân hàng

Với sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghệ 4.0, việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định đang được diễn ra hết sức khẩn trương.

Nhờ có các trang thiết bị, phầm mềm ngân hàng hiện đại, cán bộ thẩm định có thể truy cập hệ thống cơ sở dư liệu nhanh chóng, được hỗ trợ tính toán các chỉ tiêu nhằm tránh sai sót cũng như giảm thiểu thời gian thâmt định. Từ đó, chất lượng thẩm định sẽ được nâng cao.

1.3.5.2. Môi trường kinh tế, pháp lý

Môi trường kinh tế - xã hội có tác động khá lớn đến quá trình thẩm định khách hàng. Môi trường kinh tế phát triển sẽ nâng cao được độ tin cậy của

thông tin trên thị trường. Nếu cán bộ thẩm định dự đoán chính xác các yếu tố của nền kinh tế như: lạm phát, lãi suất, sự ổn định kinh tế, chính trị… thì sẽ hạn chế rủi ro có ảnh hưởng đến quá trình thẩm định, ra quyết định. Nếu môi trường kinh tế không ổn đinh, lạm phát, khủng hoảng, các chính sách kinh tế không rõ ràng sẽ gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong công tác dự đoán tình hình kinh tế và tình hình kinh doanh của khách hàng.

Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống chính sách, pháp luật, quy định của nhà nước ban hành về việc vay vốn của khách hàng. Nếu những văn bản chính sách, pháp luật được ban hành đầy đủ, rõ ràng, nhất quán thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định tiến hành công việc một cách thuận lợi, dễ dàng. Còn nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu minh bạch sẽ gây ra những mâu thuẫn, chồng chéo, dẫn đến việc áp dụng trở nên khó khăn và không chính xác.

1.3.5.3. Khách hàng

Khách hàng cá nhân có trình độ hộc vấn chưa cao, bản thân người vay vốn chưa nhận thức rõ ràng về nhu cầu, trách nhiệm và các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động vay vốn dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, không có ý thức trả nợ vay đúng hạn hay cung cấp hồ sơ chưa đúng với thực tế…

Thái độ trung thực và hợp tác của khách hàng: Sự trung thực, thái độ hợp tác tích cực của khách hàng với Ngân hàng sẽ giúp cho công tác thẩm định được tốt, đạt hiệu quả cao. Thực vậy, thông tin khoản vay mà khách hàng cung cấp là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định. Nếu nguồn thông tin đó sai lệch, hồ sơ vay vốn không chuẩn mực, thì ngân hàng sẽ phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, thu thập thêm thông tin. Như vậy, sự trung thực của khách hàng cũng là một điều kiện cần thiết để giúp CBTĐ thực hiện tốt công việc của mình, và đưa ra kết quả thẩm định chính xác.

Sử dụng vốn đúng mục đích: Hiện tại, nhiều khách hàng vay vốn Ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên khi gửi hồ sơ vay vốn cho

khách hàng, khách hàng đã không đề cập đến việc sử dụng vốn đó với Ngân hàng, và sử dụng vốn sai mục đích, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả: Do tình hình kinh doanh khó khăn, do sự kém hiệu biết của khách hàng trong lĩnh vực ngành nghề của mình, do khả năng quản lý kém, do các yếu tố khác, dẫn đến việc kinh doanh của khách hàng không tốt, và gặp khó khăn trong công tác trả nợ Ngân hàng.

Tóm lại, thẩm định cho vay KHCN trong hoạt động cho vay của NHTM là một công việc không hề đơn giản. Nó chịu tác động của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. Biết tận dụng, phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt và hạn chế những nhân tố có tác động bất lợi cho hoạt động của ngân hàng sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng thẩm định.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình làm luận văn nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã thực hiện các bước như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu và lập đề cương sơ bộ

Khi chọn đề tài cho luận văn, tác giả đã cân nhắc một số yếu tố:

Thứ nhất, đề tài luận văn phải thuộc lĩnh vực ngành nghiên cứu của mình - Ngành tài chính ngân hàng và phải liên quan đến công việc hiện tại của mình đang làm nhằm có sự gắn kết và liên hệ giữa quy trình nghiên cứu lý thuyết và khả năng đánh giá hợp lý thực tiễn.

Thứ hai, đề tài phải đảm bảo tính khả thi. Với đề tài đã chọn, tác giả hoàn toàn có thể thực hiện được vì:

- Năng lực của bản than và các kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, nghiên cứu.

- Nguồn tài liệu có sẵn, chất lượng của tài liệu và có thể kế thừa được. - Tác giả hiểu được thực tiễn chuyên sâu để giúp cho việc hệ thống hóa được những cở lý luận chuyên sâu trong quá trính đánh giá và luận giải thực tiễn.

Lựa chọn đề tài nghiên cứu và lập đề cương sơ bộ Tìm kiếm tài liệu, xử lý thông tin Phân tích, đánh giá, lập báo cáo kết quả nghiên cứu

Thứ ba, đề tài phục vụ cho hướng nghiệp của bản thân trong quá trình phục vụ công việc chuyên môn sau này.

Thứ tư, đề tài phù hợp với sở thích, thế mạnh của mình khi nghiên cứu chuyên sâu nghiệp vụ mình làm hàng ngày.

Sau khi chọn được đề tài tác giả với sự tư vấn của giáo viên hướng dẫn đã lựa chọn đặt tên đề tài và được hội đồng cơ sở thông qua khi đề tài đáp ứng được các yếu tố nêu trên . Tiếp theo tác giả thực hiện lập đề cương sơ bộ dựa trên các vấn đề định hướng nghiên cứu về đề tài đã lựa chọn.

Bước 2: Tìm kiếm tài liệu, xử lý thông tin

Sau khi đề tài được chọn, nghĩa là đã biết được đối tượng và phạm vi nghiên cứu và lập đề cương nghiên cứu sơ bộ thì tác giả tiến hành thu thập dữ liệu.

Thứ nhất, nguồn tài liệu cơ bản: là các giáo trình, bài giảng, sách tham khảo liên quan đến đề tài.

Thứ hai, nguồn tài liệu tham khảo có tính kế thừa: các khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các chính sách, văn bản pháp luật.

Thứ ba: các nguồn uy tín khác tên Internet: các báo cáo, điều tra của Ngân hàng Nhà nước; cũng như số liệu so sánh từ các NHTM khác và dữ liệu thống kê từ kết quả bảng hỏi.

Thứ tư, tài liệu nội bộ ngân hàng TMCP Quân Đội: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ các phòng, ban của Ngân hàng TMCP Quân đội như Khối kinh doanh, Phòng phát triển sản phẩm, Khối Kế toán tài chính, Khối Quản trị rủi ro …

Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.

Tác giả luận văn đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn thông qua các kênh thông tin phía trên, khảo sát bằng bảng hỏi; tiến hành lập bảng biểu, vẽ sơ đồ để so sánh và đánh giá.

Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn và được xử lý trên phần mềm Word và Excel.

Bước 3: Phân tích, đánh giá, lập báo cáo kết quả nghiên cứu

Sau khi đã xử lý các thông tin và số liệu đã thu thập được tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích: Trong quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu là Công tác thẩm định cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm thế nào là công tác thẩm dịnh cho vay tại các ngân hàng thương mại, các tiêu chí để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định cho vay KHCN. Tác giả phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến các tiêu chí trên từ đó tìm ra hướng điều chỉnh hợp lý, tác động trực tiếp đến công tác thẩm định cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

- Phương pháp so sánh: Tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tuyệt đối và tương đối trong các phép so sánh về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội qua các năm, cơ cấu dư nợ đối với cho vay KHCN, tỷ lệ nợ xấu qua các năm trong giai đoạn tập trung hóa thẩm định để nói lên lên tốc độ thay đổi.

- Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định khách hàng cá nhân, tác giả đã tổng hợp lại những thành tựu đạt được và han chế đang gặp phải.

- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhiều nhất ở chương 3 thông qua các kỹ thuật sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ trong đó mô tả các dữ liệu về quy trình thẩm định cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội hay cơ cấu tổ chức của Khối thẩm định và phê duyệt tín dụng.

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu: các bảng thống kê SLA quy trình thẩm định và phê duyệt khoản vay, giá trị ghi nhận với nguồn thu cho thuê xe ô tô hay các bảng số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2016-2018.

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu các ý kiến về các mặt ưu điểm và hạn chế đối với công tác thẩm định cho vay KHCN đối với 90 Giám đốc chi nhánh/Trưởng phòng/Phó Phòng KHCN tại các chi nhánh/Giám đốc các phòng giao dịch đang tác nghiệp với Trung tâm thẩm định KHCN nhằm tìm ra các điểm cần cải thiện và giải pháp cho các nội dung này.

Từ những phân tích và đánh giá về thực trạng, tác giả đề xuất những giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế và tiếp tục phát huy những ưu điểm của công tác thẩm định khách hàng cá nhân hiện nay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định cho vay tại trung tâm thẩm định khách hàng cá nhân ngân hàng TMCP quân đội​ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)