5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Quy trình thẩm định cho vay KHCN
a. Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại MB
Hiện nay, các Ngân hàng tại Việt Nam đang áp dụng hai loại quy trình thẩm định:
Quy trình thẩm định tín dụng phân tán: Theo đó, các Chi nhánh được phân cấp ủy quyền phê duyệt riêng. Khi khoản vay vượt ủy quyền phê duyệt tại Chi nhánh thì trình lên phòng tái thẩm định hội sở hoặc Chuyên gia phê duyệt cấp cao/Hội đồng tín dụng. Tùy theo quy mô, cách thức tổ chức quản lý mà mỗi ngân hàng có cách phân cấp thẩm quyền phê duyệt cho các chi nhánh ở các mức khác nhau. Thậm chí, trong cùng một hế thống ngân hàng, các Chi nhánh khác nhau có mức phân quyền phê duyệt khác nhau. Quy trình này thường được áp dụng tại các Ngân hàng có cổ phần Nhà nước như Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)…
Quy trình thẩm định tín dụng tập trung: Theo đó, việc thẩm định, phê duyệt tín dụng cho toàn ngân hàng tập trung tại một bộ phận, thường nằm ở Hội sở chính của các ngân hàng. Mô hình này được hầu hết các ngân hàng TMCP áp dụng.
Tại MB, bắt đầu từ tháng 8/2012, cùng sự tư vấn của Mc Kinsey và tham khảo các ngân hàng TMCP khác, MB đã chuyên từ mô hình thẩm định tín dụng phân tán thành lập Trung tâm thẩm định tập trung cấp Hội sở. Trong giai đoạn đầu, việc thẩm định tập trung tại Trung tâm thẩm định tuy nhiên cấp phê duyệt tín dụng vẫn phân cấp về Chi nhánh. Có nghĩa là, Ban lãnh đạo Chi nhánh là một trong các cấp phê duyệt tín dụng khoản vay theo một mức phân quyền nhất định. Do việc thẩm định tập trung là một sự chuyển đổi lớn trong mô hình hoạt động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của toàn Ngân hàng. Vì vậy, việc giữ lại thẩm quyền của Chi nhánh trong giai đoạn đầu triển khai tập trung hóa thẩm định là để giảm bớt sự thay đổi, tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, giúp Chi nhánh thích nghi dần dần với sự chuyển đổi mô hình trước khi cắt thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh. Từ thời điểm 11/2015, MB đã chuyển đổi thành công toàn bộ mô hình thẩm định và phê duyệt tập trung, thành lập Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng (Khối TĐ & PDTD).
Mô hình thẩm định, phê duyệt, vận hành tập trung được thiết kế độc lập với kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, có sự tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp,100% Chi nhánh được tập trung hóa hoạt động thẩm định, phê duyệt, vận hành về các trung tâm để giải phóng lực lượng bán hàng, tập trung cho kinh doanh và MB kiểm soát được rủi ro khi quy mô tăng mạnh.
Sự tách biệt này nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có sự chuyên môn hóa rõ ràng, phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn đối với từng vị trí.
b. Quy trình thẩm định cho vay KHCN
Cùng với việc áp dụng mô hình mới, MB đã sửa đổi bổ sung và thay thế các quy trình nghiệp vụ, để phù hợp và phát huy tối đa điểm mạnh của mô hình thẩm định tập trung, trong đó có Quy trình về thẩm định cho vay KHCN.
Quy trình thẩm định cho vay KHCN tại MB trải qua các bước như sau:
Quy trình thẩm định
Đơn vị kinh doanh Chuyên viên thẩm định Kiểm soát thẩm định Cấp phê duyệt
1. Nhận hồ sơ KH và soạn BCĐX
2. Kiểm tra hồ sơ và
thẩm định 3. Kiểm soát 4. Phê duyệt
2.1. Bổ sung hồ sơ
YES YES
NO NO
ON
Sơ đồ 3.1: Quy trình thẩm định KHCN tại MB
(Nguồn: Quy trình thẩm định khách hàng cá nhân)
Bước 1: Nhận hồ sơ: CVTĐ tiếp nhận hồ sơ từ hệ thống phần mềm
BPM qua nguyên tắc chia bài, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo danh mục hồ sơ quy định (Checklist) và thực hiện làm phiếu bổ sung hồ sơ, bổ sung thông tin nếu cần đồng thời xác định thẩm quyền phê duyệt của phương án vay. “Tùy thuộc vào quy mô vay vốn/tính chất của phương án để CVTĐ xác định cấp phê duyệt khác nhau. Thời gian từ lúc nhận hồ sơ tới khi gửi yêu cầu bổ sung tối đa không quá 2h. Trường hợp hồ sơ thiếu, sẽ trả hồ sơ trên phần mềm để ĐVKD thực hiện bổ sung. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, CVTĐ chuyển sang bước 2 – thẩm định hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ: Khi đã có Hồ sơ đầy đủ hợp lệ, CVTĐ sẽ tiến
hành phân tích, đánh giá toàn bộ phương án, thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng và đưa ra ý kiến đề xuất của cá nhân trong báo cáo thẩm định, sau đó chuyển hồ sơ cho cấp kiểm soát.
Bước 3: Trình kiểm soát: Kiểm soát phòng thẩm định chịu trách nhiệm
tổng hợp đánh giá của cán bộ thẩm định, bổ sung quan điểm và đưa ra kết luận của phòng: hoặc là đồng ý với kết luận của CVTĐ hoặc là yêu cầu CVTĐ bổ sung/làm rõ/chỉnh sửa theo các mục. Trường hợp có chỉnh sửa báo cáo thẩm định, CVTĐ sau khi sửa thống nhất lại và trình bày theo ý kiến cấp kiểm soát và gửi mail về lấy ý kiến ĐVKD.”
Bước 4: Trình cấp phê duyệt: Sau khi lấy ý kiến ĐVKD về điều kiện và
phương án tín dụng dự kiến đối với khách hàng, CVTĐ trình cấp phê duyệt tương ứng. Cấp phê duyệt xem xét ý kiến của Phòng thẩm định, yêu cầu giải trình nếu có. Sau đó căn cứ trên các thông tin có được, Cấp phê duyệt thực hiện phê duyệt phương án trên hệ thống BPM và Thông báo phê duyệt sẽ được chuyển cho ĐVKD và bộ phận vận hành để giải ngân cho Khách hàng.
c. Thời gian thẩm định
Thời gian xử lý một hồ sơ kể từ khi gặp khách hàng của ĐVKD đến khi giải ngân đáp ứng nhu cầu của khách hàng xong là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đến vay tại Ngân hàng. Do đó, MB xây dựng quy trình “end to end” có nghĩa là quy trình chuẩn xây dựng áp dụng cho tất cả các khâu trong hoạt động tín dụng từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Trong đó có quy định về thời gian thẩm định hồ sơ (SLA) cho tổng thể quy trình và SLA đối với từng khâu dựa trên thực tế thực hiện tại MB, có tính đến yếu tố cạnh tranh và tiêu chí về loại sản phẩm, tính khác biệt/ngoại lệ của phương án so với quy định MB. SLA tổng thể như sau:
Bảng 3.2: SLA tổng thể quy trình cho vay KHCN tại MB
(Đơn vị: Giờ)
STT Tên sản phẩm Tổng thời gian E2E
Thông thường Ngoại lệ
1 Ô tô tiêu dùng 15 19
3 Sản xuất kinh doanh 28.5 37.5
Ô tô: 27 Ô tô: 36
4 Các sản phẩm tín chấp theo sản phẩm 12.5 16.5
5 Sản phẩm khác 26 34
(Nguồn: Quy trình tín dụng KHCN tập trung)
Thẩm định là một trong các khâu quan trọng của quá trình cho vay tại MB. Như đã phân tích ở trên, khâu thẩm định bao gồm khâu đọc, kiểm tra sự thiếu đủ của hồ sơ và khâu thẩm định chi tiết hồ sơ. Trong đó, yêu cầu khâu kiểm tra hồ sơ tối đa 2 tiếng. Sau khoảng thời gian này, CVTĐ phải lập xong phiếu bổ sung hồ sơ thiếu, gọi điện về ĐVKD thông báo về các hồ sơ thiếu và trả hồ sơ yêu cầu bổ sung. Trường hợp quá thời gian trên, CVTĐ sẽ không được trả hồ sơ cho Chi nhánh và việc bổ sung phải thực hiện thông qua email hoặc các phương thức khác. Mục đích của quy định này liên quan đến các nguyên tắc tính SLA tại khâu thẩm định như sau:
+ SLA của khâu thẩm định là SLA cộng dồn, có nghĩa là các bước thực hiện tại thẩm định sẽ được cộng dồn và tổng thời gian cộng dồn theo nguyên tắc < thời gian SLA quy định.
+ Thời gian ĐVKD bổ sung hồ sơ/lấy ý kiến các đơn vị liên quan (pháp chế/Quản trị rủi ro…) không tính vào SLA của khâu thẩm định.
+ Các hồ sơ được trả về bổ sung tối đa 1 lần, trường hợp trả lần thứ 2 là do lỗi của ĐVKD (bổ sung hồ sơ chưa đủ) theo checklist đã gửi lần 1 thì SLA được tính lại từ đầu với khâu thẩm định. Trường hợp trả về do lỗi thẩm định, SLA không được loại trừ.
Tất các bước thực hiện này đều được đo lường trên hệ thống BPM do đó, việc tính SLA tại khâu thẩm định tương đối chính xác. SLA tại khâu thẩm định chi tiết theo bảng sau:
Bảng 3.3: SLA chi tiết tại khâu thẩm định và phê duyệt KHCN
(CVTĐ và kiểm soát TĐ)
phê duyệt thời gian
Thông thường Ngoại lệ Thông thường Ngoại lệ Thông thường Ngoại lệ 1 Ô tô tiêu dùng 6 9 2 3 8 12 2 Nhà đất, nhà chung cư 12 18 4 6 16 24 3 Sản xuất kinh doanh 14 21 4 6 18 27 4 Các sản phẩm tín chấp 6 9 2 3 8 12 5 Sản phẩm khác 12 18 4 6 16 24 (Đơn vị: Giờ) (Nguồn: Quy trình tín dụng KHCN tập trung)
Việc quy định rõ về thời gian thẩm định, khiến cho khách hàng vay vốn tại Ngân hàng yên tâm, để chủ động trong việc thông báo với đối tác/bên nhận tiền về tiến độ thời gian thanh toán và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn tiền/phương án khác nếu có trong trường hợp không được vay vốn tại MB.
“Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng không phải lúc nào cũng đạt đúng cam kết của CVTĐ, đó là do các yếu tố thông tin chưa đầy đủ, có yếu tố nghi ngờ trong hồ sơ, hoặc do khối lượng công việc của CVTĐ quá nhiều, các hệ thống hỗ trợ (như BPM, T24…) chậm dẫn đến việc chậm trễ trong khâu phản hồi đến Chi nhánh/ PGD/khách hàng. Mặc dù, tình trạng này không thường xuyên xảy ra, nhưng điều đó cũng tác động không nhỏ đến chất lượng thẩm định cho vay.”