5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Phương pháp thẩm định KHCN
Thực tế tại Ngân hàng TMCP Quân đội đã phát sinh nhiều trường hợp thực tế khách hàng phát sinh nợ quá hạn do cán bộ thẩm định chưa đánh giá đầy đủ và chính xác về khách hàng.
Theo tài liệu cảnh báo rủi ro tháng 08/2018 do Khối quản trị rủi ro ban hành, tại MB đã phát sinh trường hợp nợ quá hạn như sau:
Thông tin pháp lý khách hàng
- Ông T.S.T sinh năm 1989 đang thường trú tại Hưng Yên
- Tình trạng hôn nhân: Độc thân
- Hiện khách hàng chưa có người phụ thuộc
Thông tin tài chính - Nguồn thu từ lương:
+ Hiện khách hàng đang công tác tại Công ty TNHH ABC trên cùng địa bàn.
+ Chức danh Trưởng phòng kinh doanh
+ Thu nhập theo bảng lương hàng tháng 20 trđ/tháng
- Nguồn thu từ cho thuê nhà:
+ Khách hàng đang sở hữu một căn nhà diện tích 40m2 tại Phố Nối, Hưng Yên và sử dụng cho thuê với giá 7trđ/tháng
+ Thời gian hợp đồng 5 năm, tự động gia hạn nếu các bên không có thỏa thuận khác.
=> Tổng thu nhập: 27 trđ/tháng
Thông tin quan hệ tín dụng
- Theo thông tin tra cứu CIC tại thời điểm thẩm định, khách hàng không có dư nợ tại các tổ chức tín dụng, không có lịch sử phát sinh nợ cần chú ý/nợ xấu tại các TCTD
Thông tin về phương án vay vốn
- Khách hàng có nhu cầu mua sắm trang thiết bị cho căn nhà đang ở, tổng chi phí 300 trđ, vay trong 5 năm.
suất tạm tính 11%/năm) - Chi phí sinh hoạt 5trđ/tháng
=> Thu nhập ròng sau khi trả nợ = 27 – 7,75 – 5 = 14,25 trđ/tháng
=> Khách hàng đủ khả năng trả nợ
Thông tin Tài sản bảo đảm
- Bất động sản tại Hưng Yên thuộc sở hữu của anh trai, giá trị 500 trđ.
- Tỷ lệ đảm bảo 70% => Đủ đảm bảo cho giá trị khoản vay
Căn cứ các cơ sở trên, ngân hàng đã ra quyết định cho vay với khách hàng, tuy nhiên chỉ 6 tháng sau đó khách hàng bắt đầu phát sinh quá hạn, hiện nợ đã chuyển nhóm 5.
Qua kiểm tra và rút kinh nghiệm, khối quản trị rủi ro đã tổng kết một số nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc đưa ra quyết định cho vay: - Khách hàng hiện tại không công tác tại Công ty TNHH ABC, khách hàng dựa vào mối quan hệ để xin xác nhận vào hợp đồng và bảng lương cung cấp cho ngân hàng. Công việc thực tế là lái xe taxi, thu nhập bình quân 10trđ/tháng
- Căn nhà đang cho thuê trên hồ sơ hiện đang sử dụng cho em gái ở nhờ, thực tế khách hàng không có nguồn thu cho thuê nhà
- Phương án sử dụng vốn thực tế là vay tiền mua xe taxi để kinh doanh tuy nhiên chuyên viên quan hệ khách hàng đã xử lý hồ sơ để thay đổi mục đích
Các rủi ro trên đều có thể hạn chế bằng việc kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đối chiếu và kiểm tra thông tin, chính vì vậy hiện tại Ngân hàng TMCP đang triển khai các phương pháp sau:
a. Thẩm định dựa trên hồ sơ
Tại MB, toàn bộ các khâu từ soạn thảo BCĐX của ĐKVD, khâu thẩm định và soạn thảo BCTĐ của CVTĐ cho tới khâu giải ngân của Khối vận hành tất cả đều được thực hiện trên phần mềm lưu chuyển BPM. Các CVQHKH tại PGD/Chi nhánh nhận hồ sơ từ Khách hàng, scan, xác nhận đối chiếu bản gốc (đối với các hồ sơ chấp nhận bản phô tô) và tạo BCĐX trên phần mềm này. Sau khi được kiểm soát cấp PGD/Chi nhánh duyệt, hồ sơ được đẩy tự động cho CVTĐ. CVTĐ thẩm định hồ sơ qua bản mềm do Chi nhánh/PGD cung cấp trên hệ thống BPM. CVTĐ làm việc độc lập, không gặp trực tiếp CVQHKH hay Khách hàng (trừ trường hợp được chỉ đạo đi thực tế Khách hàng). Các thông tin cần, hồ sơ cần bổ sung CVTĐ trao đổi với CVQHKH qua điện thoại, email hoặc trên phần mềm BPM.
Về thẩm định bề mặt hồ sơ, ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ của ĐVKD đã có bước thẩm định đầu tiên. CVQHKH có trách nhiệm thu thập hồ sơ liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng theo quy định MB và đối chiếu với thông tin khách hàng cung cấp, đảm bảo có sự phù hợp. Sau khi đánh giá thông tin khách hàng, nếu hồ sơ vay vốn của khách hàng phù hợp theo quy định của MB, CVQHKH sẽ lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng trình lên BPM, nêu lại các thông tin đã nhận được từ Khách hàng và tiến hành thẩm định chi tiết hơn.
CVTĐ sẽ là người đánh giá lại các thông tin trên BCĐX dựa trên hồ sơ, hình ảnh chụp, thông tin ĐVKD cung cấp. Đồng thời kết hợp các thông tin kham khảo độc lập để ra quyết định cuối cùng. Do đó, phương pháp thẩm định dựa trên bề mặt hồ sơ là chủ yếu và quan trọng nhất theo quy trình thẩm định tại MB.
b. Thẩm định bằng phương pháp gặp trực tiếp hoặc phỏng vấn khách hàng qua điện thoại
- Phương pháp gặp trực tiếp: Như đã phân tích ở trên, tại MB, CVTĐ hầu hết không gặp trực tiếp khách hàng, do đó ĐVKD chịu trách nhiệm gặp gỡ và trao đổi với khách hàng về nhu cầu vay của khách hàng. Trong một số trường hợp đặc biệt, CVTĐ cùng một số thành phần liên quan (như kiểm soát viên/chuyên viên phòng phát triển kinh doanh và đối tác/ĐVKD) sẽ phối hợp đi thực tế Khách hàng. Việc đi thực tế khách hàng bao gồm gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu cơ sở sản xuất kinh doanh/Công ty nơi Khách hàng làm việc nếu có và/hoặc tìm hiểu thêm thông qua các đối tượng độc lập. Quá trình làm việc với khách hàng, CVTĐ đánh giá về tư cách của khách hàng, nhu cầu của khách hàng thông qua các thông tin mà khách hàng chia sẻ. Tùy vào mức độ nhạy bén, kinh nghiệm làm việc thực tế, khả năng phán đoán của từng CVTĐ mà có thể suy luận được các thông tin Khách hàng cung cấp và hồ sơ vay vốn có phù hợp, trùng khớp nhau hay không.
- Phỏng vấn qua điện thoại: Thẩm định qua điện thoại là một trong các bước có thể có hoặc không trong quy trình thẩm định tại MB. Trong một số trường hợp, CVTĐ sẽ thực hiện gọi điện thoại để kiểm tra chéo thông tin. CVTĐ sẽ trao đổi với khách hàng và cá nhân liên quan đến khách hàng để kiểm tra, đối chiếu, xác thực các thông tin trên hồ sơ. Tuy nhiên, việc thẩm định điện thoại chưa nằm trong quy trình và chưa có hướng dẫn cụ thể, do đó, CVTĐ hạn chế tối đa các trường hợp gọi điện thoại, tránh gây cho khách hàng bức xức, hoặc cãi cọ với khách hàng.
c. Phương pháp thẩm định dựa trên dữ liệu, phầm mềm của ngân hàng và các nguồn thông tin độc lập khác
- Tra cứu thông tin nội bộ:
Công cụ sử dụng cho việc tra cứu mà các CVTĐ tại MB thường sử dụng là phần mềm T24 - phần mềm này là công cụ đắc lực cho việc tìm kiếm các thông tin của khách hàng trong quá khứ và hiện tại đã và đang có quan hệ tại MB.
Việc tra cứu thông tin trên T24 giúp CVTĐ phân loại được khách hàng mới/ đã giao dịch hoặc đã, đang vay vốn tại Ngân hàng để từ đó CVTĐ nhanh chóng có được những thông tin cơ bản về khách hàng vay vốn tại MB như: Đã giao dịch với Ngân hàng lần nào chưa, số lượng giao dịch, tiền gửi bình quân, tình hình sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, tình hình trả nợ của khách hàng…Điều này giúp ích cho CVTĐ trong việc đánh giá sơ bộ về khách hàng và phân loại khách hàng trong mục tiêu chí chấm điểm xếp hạng tín dụng trên Báo cáo thẩm định.
Tại Phòng thẩm định hiện nay còn thực hiện lưu trữ lại danh sách các khách hàng, hồ sơ có dấu hiệu giả mạo. Dựa trên việc tập hợp của chính các CVTĐ cho đầu mối khi phát sinh hồ sơ có dấu hiệu giả mạo, việc giả mạo hồ sơ có thể do: ĐVKD cố tình vi phạm, hoặc do khách hàng cố tình cung cấp thông tin không đúng sự thật để lừa đảo Ngân hàng. Thông tin về hồ sơ có dấu hiệu giả mạo này nhằm giúp các CVTĐ có thể nhận diện những đối tượng khả nghi, xem xét chặt chẽ những hồ sơ của CVQHKH đã từng giả mạo hoặc những khách hàng đã từng vi phạm trong quy định vay vốn tại Ngân hàng. Điều này góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu rủi ro của công tác thẩm định cho vay KHCN tại Ngân hàng.
Ngoài ra, các BCTĐ đã được phê duyệt của Khách hàng được lưu trữ đầy đủ thông qua hệ thống BPM/phần mềm CRA. Do đó, trong trường hợp CVTĐ cần kiểm tra lại hồ sơ vay vốn cũ của khách hàng để đối chiếu với hồ sơ vay vốn hiện tại thì luôn có kênh hỗ trợ như trên. Từ đó CVTĐ có thể so sánh được các thông tin mà khách hàng cung cấp hiện tại, có gì sai khác nhiều so với các thông tin cũ không, và các thông tin mới khách hàng cung cấp có phù hợp với hiện tại hay không?
CVTĐ không chỉ sử dụng các thông tin tra cứu trên hệ thống nội bộ, mà còn tiến hành thu thập các thông tin từ bên ngoài như: Tra cứu thông tin thể nhân, pháp nhân, TSBĐ trên Trung tâm thông tin tín dụng CIC, tra cứu tình hình hoạt động kinh doanh của các Công ty qua hệ thống mạng, tra cứu ngành nghề hoạt động của hộ kinh doanh thông qua trang tra cứu mã số thuế… tìm hiểu các quy định, chính sách ban hành của NHNN về việc cấp tín dụng cho KHCN.
Như vậy, với việc thu thập và sử dụng các thông tin có được. Các CVTĐ đã có được công cụ quan trọng để ra quyết định đề xuất cấp tín dụng. Việc xây dựng phần mềm, hệ thống tra cứu cho CVTĐ hay việc tạo điều kiện cho CVTĐ tìm kiếm thông tin có ích trên mạng đã giúp cho công tác thẩm định cho vay KHCN tại MB ngày càng đạt hiệu quả cao và chất lượng thẩm định ngày một tốt hơn vì lượng thông tin ngày một đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có một số CVTĐ lợi dụng việc vào mạng để làm việc cá nhân như: đọc báo, nghe nhạc… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc hiện tại. Do đó, MB cần có những biện pháp để ngăn chặn việc CVTĐ đăng nhập vào các trang mạng không liên quan và quan trọng hơn cả là nâng cao ý thức tự giác của CVTĐ trong công tác thực hiện tra cứu thông tin tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định khách hàng.
Nhận xét: Mặc dù phương pháp thẩm định được sử dụng tại MB vẫn là phương pháp truyền thống mà các Ngân hàng khác đang sử dụng. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là sự phân tách độc lập giữa hai bộ phận CVQHKH và CVTĐ, tạo nên sự chuyên môn hóa cao trong công việc. Chính sự phân tách độc lập giữa các khâu đó, mà hiệu quả làm việc của các bộ phậ Trong thời buổi hiện này, thông tin là một trong những công cụ đắc lực và cực kỳ quan trọng đối với việc ra quyết định. Nguồn thông tin được thu thập trong quá
trình thẩm định ngày đa dạng, phong phú. Tại MB, công tác thu thập, quản lý, phân tích và lưu trữ thông tin, dữ liệu thẩm định ngày càng được chú trọng.