Thực trạng rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 68 - 73)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương

Các chính sách vĩ mô của Nhà nước, trong đó có chương trình kích cầu đã phát huy hiệu quả, kinh tế dần ổn định và phát triển, cơ cấu giữa các ngành tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Trong khi đó NHTMCPCTVN- CN Lưu Xáthường xuyên quan tâm tới phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, có hệ thống cơ chế chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn rõ ràng. NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá đã đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế tại địa phương, thực hiện các cơ chế

chính sách của Chính phủ góp phần phát triển kinh tế, chống suy giảm kinh tế và chống lạm phát.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng được hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng khá đồng bộ, nhờ thế mà NHTMCPCTVN - CN Lưu Xá cũng như toàn bộ hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam có được định hướng đúng đắn và nền tảng quy trình chắc chắn đảm bảo để hoạt động.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn tuân thủ đúng quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định 493/QD- NHNN ngày 22/4/2005 và hiện nay là thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 nên tỷ lệ nợ quá hạn có tăng hơn so với những năm trước tuy nhiên vẫn nằm trong tỷ lệ chấp nhận được

NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá, mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân hàng năm qua giai đoạn 2012-2014 là 10%. Tăng trưởngtín dụng đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng. Để đạt được mục tiêu trên, ban lãnh đạo chi nhánh đã đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn trong công tác cho vay: Chú trọng tăng trưởng cho vay khối bán lẻ, tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Bảng 3.6. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm từ 2012-2014 của NHTMCPCTVN - CN Lƣu Xá

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 1.791.394,45 1.993.874,47 2.048.986,76 Dư nợ có TSBD 915.191,99 1.168.835,32 1.265.455,35

Tỷ lệ 51,09% 58,62% 61,76%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012-2014 củaNHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá)

Tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh tăng dần qua các năm.Năm 2012 tỷ lệ này là 51,09%. Đến năm 2014 tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên 61,76%

Bảng 3.7. Dƣ nợ theo từng nhóm nợ từ 2012-2014 của NHTMCPCTVN- CN Lƣu Xá

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhóm nợ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ Số tiền %/tổng dư nợ

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 1.787.539 99,78 1.980.674 99,34% 2.033.649 99,25%

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 770 0,04 0 0,00% 2.138 0,10%

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 85 0,00 0 0,00% 0 0,00%

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 0 0,00 13.200 0,66% 0 0,00%

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 3.000 0,17 0 0,00% 13.200 0,64%

Tổng dư nợ 1.791.394 1.993.874 2.048.987

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012-2014 củaNHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá)

Bảng 3.8. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dƣ nợ từ năm 2012-2014 của NHTMCPCTVN- CN Lƣu Xá

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

ST Tỷ lệ NQH/TDN (%) ST Tỷ lệ NQH/TDN (%) ST Tỷ lệ NQH/TDN (%) Tổng dư nợ 1.791.394,45 100 1.993.874,47 100 2.048.986,76 100 Nợ quá hạn 3.855,64 0.22 13.200 0.66 15.338,12 0.75 Nợ xấu 3.085,4 0.17 13.200 0.66 13.200 0.64

Theo bảng số liệu 3.7, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá ổn định, tỷ lệ nợ quá luôn ở mức dưới 2% tổng dư nợ. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2013 và 2014 tăng do khoả

được cổ phần hóa từ Công ty Gang thép Thái Nguyên

. Qua đó cũng có thể thấy có những khách hàng được đánh giá tốt dựa trên quá khứ, uy tín tuy nhiên ngân hàng cũng không thể lường trước được rủi ro trong tương lai nên đã làm tăng nợ quá hạ

ộc lộ những dấu hiệu khó khăn trong việc chấp hành trả nợ.Chi nhánh yêu cầu các cán bộ và phòng khách hàng quản lý có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản vay tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn vẫn không có biến động lớn.

Tỷ lệnợ xấu tại chi nhánh năm 2012, 2013 và năm 2014 lần lượt là 0,17% ; 0,66% và 0,64% ở dưới mức cho phép của NHTMCP Công thương Việt Nam là 3%. Theo quy định của NHNN thì các tổ chức tín dụng ở Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ không được chấp thuận đề nghị mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp các dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới. Theo luật các TCTD hiện hành thì một trong các tỷ lệ đảm bảo an tòan mà các TCTD phải đảm bảo là tỷ

lệ nợ xấu nhỏ hơn hoặc bằng 3% tổng dư nợ. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh năm 2013, 2014 có tăng tuy nhiên so với mức tỷ lệ quy định cho phép vẫn ở mức tương đối thấp. Chi nhánh Lưu Xá đã thực hiện đúng định hướng tín dụng của NHTMCP Công thương Việt Nam, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tín dụng được giao với chất lượng tốt nhất.

3.2.2. Tình hình quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)