5. Kết cấu luận văn
4.3.3. Kiến nghị với các cơ quan quảnlý Nhà nước
- Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp. Tin học hoá đăng ký giao dịch bảo đảm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Có cơ chế thiết thực hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có đủ điều kiện tiếp cận với vốn của ngân hàng. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở đối với khu vực tư nhân để người dân có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng khi cần thiết.
- Kiến nghị thành lập Trung tâm thông tin tín dụng tư nhân. Thực tế, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Khi có thông tin tín dụng, khoảng cách này được thu hẹp và làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Đó là do thông tin tín dụng đã làm giảm sự bất cân xứng về thông tin giữa người đi vay và người cho vay, cho phép ngân hàng đánh giá chính xác hơn rủi ro và nâng cao chất lượng các khoản vay, hỗ trợ việc ứng dụng các công cụ chấm điểm tín dụng, giảm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Ở Việt Nam chỉ mới có CIC là đơn vị duy nhất thực hiện nghiệp vụ này. Tuy nhiên, với năng lực và cơ chế của cơ quan đăng ký tín dụng Nhà nước thì tương lai gần sẽ gặp hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của bên cho vay và đi vay.
- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc
đánh giá, thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro tín dụng và rủi ro khác trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
KẾT LUẬN
Là ngân hàng chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,trong những năm qua NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Trong nền kinh tế thị trường theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan chắc chắn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam, hoạt động tín dụng - hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay sẽ có nhiều cơ hội tốt, nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra.
Rủi ro cho vay là một thực tế khách quan, do vậy quản lý và giám sát các hoạt động cho vay của ngân hàngluôn là ưu tiên của mọi ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động.Để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá, mỗi ngân hàng cần phải được khuyến khích áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong giám sát và quản trị rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro hoạt động cho vay nói riêng.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa về những vấn đề trong quản trị rủi ro hoạt động cho vay của các ngân hàng; Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá. Chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết; Đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn nhằm tăng cường quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá đồng thời đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và ban lãnh đạo NHTMCP Công thương Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong quá trình quản trị rủi ro hoạt động cho vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thường niên của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Lưu Xá năm 2012,2013,2014.
Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và website chuyên ngành. Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và website chuyên ngành.
Đặng Ngọc Ba, 2004. Khách hàng và chiến lược khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Tạp chí ngân hàng, số 10/2004. Học viện ngân hàng (2003),Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu
các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội. http://www.vietinbank.vn http://www.thainguyen.gov.vn http://www.vneconomy.com.vn
Lê Văn Tề (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010
Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Hà Nội.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,2010. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
Nguyễn Quốc Duy, 2005. Giáo trình các phương pháp thống kê ứng dụng trong kinh doanh. Nhà xuất bản Tài chính. Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Hiền, 2004. Giáo trình Marketing ngân hàng. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội
Nguyễn Thị Mùi (2005). Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng. NXB Thống kê. Hà Nội.
Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Peters.Rose (2005). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản
Đại học kinh tế quốc dân. Hà Nội.
Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Quy trình cấp tín dụng ngân hàng Công thương qua các năm
Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.