5. Kết cấu luận văn
3.4.1. Những kết quả đạt được
NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá đã thường xuyên quan tâm đến công tác quản trị RRTD, với các biện pháp triển khai cụ thể hơn trong hoạt động tín dụng như đánh giá khách hàng, thẩm định xét duyệt vay vốn, phân loại khách hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát được chú trọng hơn trong việc giám sát khách hàng vay vốn, có các biện pháp hỗ trợ khách hàng; công tác thu hồi nợ....Với những biện pháp triển khai như vậy, thời gian qua NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá bước đầu đã thu được những kết quả trong việc hạn chế RRTD, tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức độ an toàn và điều này đã góp phần giúp NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá 5 năm liền là chi nhánh xuất sắc trong hệ toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam, ngoài ra NHTMCPCTVN- CN Lưu Xácòn đạt được những kết quả như sau:
Chính sách tín dụng tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá trong 5 năm qua đã không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động QTRRTD của Chi nhánh. CSTD đã được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định quản lý của NHNN, tuân thủ các nguyên tắc cấp tín dụng, quản lý tín dụng, QTRRTD. Đồng thời, phải đảm bảo định hướng phát triển hoạt động tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo hiệu quả cho việc xây dựng và thực thi quy trình tín dụng, quy trình quản lý, đo lường RRTD, quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.
Bên cạnh chính sách tín dụng chung cho tất cả các nhóm khách hàng, ngân hàng cũng đã xây dựng những chính sách riêng cho từng nhóm khách hàng để đảm bảo phát huy hiệu quả của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Thực hiện quy trình tín dụng đầy đủ
Tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá, quy trình tín dụng đã được thực hiện đầy đủ đảm bảo cải thiện chất lượng công việc. Quy trình đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ các phòng ban, các quy định hỗ trợ hoạt động tín dụng. Đồng thời quy trình cũng hỗ trợ cho công tác nhận diện rủi ro gắn liền với các bước của quy trình tín dụng.
Khả năng phân tán rủi ro tốt
Ngân hàng thực hiện phân tán rủi ro thông qua mở rộng cho vay đa dạng các ngành nghề, tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển và chiếm thị phần nhỏ như cho vay thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, khách hàng ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng ngắn hạn, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, cho vay đồng tài trợ các dự án lớn.
Cơ chế kiểm soát, theo dõi chặt chẽ sau khi cho vay
Với việc đề ra cơ chế kiểm tra, theo dõi sau khi cho vay là: Định kỳ hàng tháng và đột xuất khi phát hiện khách hàng vay có những thay đổi bất
thường, CBTD phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, có biên bản kiểm tra lưu vào hồ sơ tín dụng, nếu thiếu sẽ bị trừ điểm xếp loại CBTD. Nội dung kiểm tra, giám sát sau khi cho vay cũng được đầy đủ hơn như kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh chung của khách hàng, kiểm tra doanh thu, chi phí, nợ phải thu, phải trả, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo, kiểm tra các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn,... Với sự hỗ trợ ngày càng nhiều hơn các kênh thu thập thông tin, dữ liệu của khách hàng vay, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay ngày càng thực chất và có hiệu quả hơn.
Phân cấp thẩm quyền tín dụng rõ ràng
Tại ngân hàng, chính sách về phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng được thực hiện tốt. Đây là cơ sở quan trọng giúp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mọi sự thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng đề được phê duyệt căn cứ vào mức độ quan trọng của thông tin. Phân cấp thẩm quyền tín dụng rõ ràng đã giúp cho ngân hàng giảm tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ xấu.