Phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 117 - 119)

5. Kết cấu luận văn

4.2.10. Phân tán rủi ro

Kinh doanh ngân hàng là thực hiện đi vay để cho vay và ngân hàng phải chịu rủi ro từ cả hai phía đi vay lẫn cho vay, do đó muốn giảm bớt gánh nặng rủi ro ngân hàng có thể thực hiện san sẻ rủi ro cho người khác bằng cách mua bảo hiểm. Ngânhàng thực hiện việc này bằng cách hy sinh một phần lợi nhuận của mình từ khoản cấp tín dụng để mua bảo hiểm cho khoản tín dụng đó. Bằng cách này ngân hàng mất một khoản phí nhưng lại chuyển được rủi ro sang cho công ty bảo hiểm. Hiện nay rất nhiều ngân hàng đã tiến hành thiết lập quan hệ với các công ty bảo hiểm để chia sẻ bớt gánh nặng rủi ro.

Mỗi một ngân hàng có một đặc điểm kinh doanh riêng nên ngân hàng phải tiến hành phân đoạn thị trường và lựa chọn cho mình những đoạn thị trường mục tiêu phù hợp nhất. Để thu được nhiều lợi nhuận từ các khách hàng vay vốn thì ngân hàng cũng phải xác định được đâu là 20% khách hàng đem lại 80% doanh thu cho mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hoạt động tín dụng chứa đựng quá nhiều rủi ro nên nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một khách hàng mục tiêu nào đó thì khi khách hàng đó gặp rủi ro ngân hàng cũng bị rủi ro theo. Vậy nên ngân hàng phải rất cân nhắc giữa việc chú ý đến khách hàng mục tiêu nhưng cũng không quên nhiệm vụ phải phân tán được rủi ro. Cách thức phân tán rủi ro tốt nhất là đa dạng hóa danh mục tín dụng .

Tại NHTMCPCTVN- CN Lưu Xánhóm khách hàng chủ yếu là ở hai nhóm ngành sản xuất và nông nghiệp.Nhóm khách hàng này có nhược điểm là chịu nhiều tác động của các yếu tố tự nhiên. Do vậy NHTMCPCTVN- CN Lưu Xá song song với việc duy trì phát triển quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng này thì vẫn tiếp tục tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác nhằm xác định cho mình một danh mục đầu tư hiệu quả cao nhưng ít rủi ro nhất.

4.2.12.Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề

Nợ xấu là điều không ai muốn nhưng nó vẫn luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan cũng như một bộ máy đủ mạnh, đủ tầm để giải quyết những vấn đề phát sinh trong tiến trình xử lý.

Cần thành lập ban quản lý nợ xấu tại Chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp, tham mưu kịp thời cho giám đốc chi nhánh cách thức xử lý nợ uyển chuyển, đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau. Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các

bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)