Bối cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 105 - 108)

5. Kết cấu luận văn

4.1.1. Bối cảnh mới

- Tình hình KT - XH trong nước

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ. Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á cũng được điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm.Đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn đan xen.

Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao;sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Trước bối

cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân.

Hoạt động ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn: Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đạt được trong năm qua cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng: Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

- Tình hình KT-XH tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên nằm ở vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.Là cầu nối giữa các vùng Việt Bắc - Đồng bằng Bắc Bộ và là tỉnh nằm giữa các vùng kinh tế phát triển mạnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội và Bắc Ninh.

Thái Nguyên có tiềm năng phát triển công nghiệp, trên địa bản tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp lớn đóng trên đìa bạn. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu như: Luyện kim với các sản phẩm gang, thép, kết cấu thép; Cơ khí chế tạo; Sản xuất vật liệu xây dựng và hiện nay có nền sản xuất công nghiệp nhẹ là dệt may đang rất phát triển và thu hút được nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước. Ngoài ra Thái Nguyên còn có tiềm năng phát triển về lĩnh vực nông nghiệp như trồng chè, và chăn nuôi theo mô hình trang trại.

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong

nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp...

Bước vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014, tuy kinh tế - xã hội của Tỉnh đã có những khởi sắc, chuyển biến đáng kể, nhưng vẫn còn đó những bất cập, khó khăn phát sinh từ những năm trước chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao, thị trường bất động sản chưa được cải thiện, Chính phủ vẫn duy trì cắt giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu...nên một số sản phẩm quan trọng của ngành như: Thép cán, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, sụt giảm sản lượng so với năm trước và dừng hoạt động hoặc giải thể...

Năm 2014, Thái Nguyên là một trong những địa phương thu hút được nhiều dự án, vốn đầu tư nước ngoài của cả nước: Những dự án đầu tư lớn của Tập đoàn công nghệ cao Samsung (Nhà máy SEVT sản xuất và lắp ráp điện thoại di động; Nhà máy SEMCO sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp...) và hàng chục nhà đầu tư của các tập đoàn thuộc Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia... kết hợp với việc một số dự án lớn, trọng điểm về công nghiệp đầu tư từ những năm trước bắt đầu đi vào sản xuất và có sản phẩm tiêu thụ, xuất khẩu (Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo; Khai thác mỏ sắt Tiến Bộ; Cán thép Thái Trung)... là cơ sở quan trọng giúp Ngành hoàn thành và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội được giao (về Giá trị sản xuất công nghiệp gấp 6,6 lần, giá trị Kim ngạch xuất khẩu gấp 36,5 lần so với thực hiện năm 2013), là tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong những năm 2011-2015

4.1.2. Yêu cầu đối với quản trị rủi ro hoạt động cho vay tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN Lưu Xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh lưu xá (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)