Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 113)

5. Bố cục của luận văn

4.3.6. Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư

a. Thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh chóng

Ta có thể nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài của mọi địa phương là thiếu quỹ đất công và mặt bằng “sạch” để bàn giao cho nhà đầu tư ngay khi các nhà đầu tư vào địa phương. Phần lớn, các dự án đầu tư bị vướng mắc ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng.

Không giải phóng được mặt bằng, dự án chậm triển khai, vốn đầu tư bị tồn đọng, cơ hội làm ăn của nhà đầu tư bị trôi qua. Về phía địa phương sẽ dẫn đến nguy cơ làm thu hẹp khả năng tận dụng nguồn vốn để đầu tư phát triển tỉnh, giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư tại tỉnh. Vì vậy, Thái Nguyên cần chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, nhanh chóng giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án.

+ Có những buổi họp dân kết hợp với các phương tiên thông tin đại chúng để đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi cho người dân được biết các thông tin về quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch càng được công khai rộng rãi thì việc di dời giải tỏa càng tránh được sự phản ứng của người dân.

+ Sở Tài chính tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn các quận, huyện trong tỉnh thực hiện chính sách đền bù cụ thể cho người dân theo từng thời điểm. Căn cứ vào giá thị trường, áp dụng mức giá đền bù phù hợp đảm bảo hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người dân.

+ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình, tích cực, năng động, sáng tạo và chủ động trong việc tạo quỹ đất “sạch” cho tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành. Khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện đúng chính sách Nhà nước ban hành; khi thu hồi đất, phải đảm bảo ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi, có biện pháp khắc phục ách tắc, kéo dài việc giải phóng mặt bằng.

+ Một số hộ dân chưa chịu di dời vì Nhà nước chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong khu tái định cư và đền bù chưa thỏa đáng. Vì vậy, UBND tỉnh cần chú trọng triển khai quy hoạch khu tái định cư trước khi thực hiện quy hoạch quỹ đất, bên cạnh đó luôn xem xét giá đất đền bù phù hợp để người dân tránh gây phiền hà. Mặt khác, tiếp tục rà soát và đấu giá một số lô đất công, đặc biệt là những khu đất có vị trí sinh lời cao để tạo nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, hỗ trợ chi phí đền bù giải tỏa.

+ Đối với các trường hợp hộ dân lấn chiếm đất, xây dựng trái phép, không chịu di dời hoặc không hợp tác với cơ quan nhà nước kiểm kê áp giá đền bù thì cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc và triệt để.

b. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kĩ thuật theo hướng hiện đại

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ là điều kiện cần để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của tỉnh mà đó còn là cơ hội để tỉnh tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, cũng như có thể và có khả năng thu lợi đầy đủ hơn từ dòng vốn nước ngoài đã thu hút được (thông qua tăng thu nhập từ dịch vụ vận tải, viễn thông, tài chính, thương mại…phục vụ các dự án đầu tư đang và sẽ triển khai).

Tỉnh có lợi thế cơ bản là hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển tương đối đồng đều. Thời gian qua, cơ sở hạ tầng kĩ thuật đã được chính quyền tỉnh chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế ngày càng cao của các nhà đầu tư. Khó khăn lớn nhất đó chính là nguồn ngân sách tỉnh dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật khá lớn nhưng vẫn chưa xứng tầm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là ngoài nguồn vốn ngân sách, cần phải huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật: vốn ODA, vốn vay thương mại, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, khuyến khích vốn FDI đầu tư vào các dự án BOT, BT, BTO để phát triển hạ tầng theo quy hoạch thống nhất, đảm bảo tính liên tục, đồng bộ và hiện đại. Trong thời gian tới, cần chú ý đến các hướng phát triển sau:

- Củng cố, hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH trong sự gắn kết với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quyết tâm phấn đấu xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo ra cơ chế thống nhất dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, sự quản lý điều hành của chính quyền và làm chủ của nhân dân lao động, có cơ chế tạo vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng.

- Khẩn trương xây dựng quy hoạch và bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT

- XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 và quy hoạch chung thành tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 cho phù hợp với nội dung Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị.

- Triển khai, xây dựng các công trình trọng điểm để kêu gọi đầu tư như mở rộng các tuyến đường giao thông.

Ngoài ra còn cần có một số giải pháp khác như:

- Nâng cao chất lượng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp: đa dạng hoá loại hình khu công nghiệp và định hình phân chia chức năng khu công nghiệp để hướng vào các loại hình đầu tư khác nhau; khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng các khu chung cư, nhà chung cư cho công nhân trong các khu công nghiệp nhằm giải quyết tình trạng thiếu chỗ ở của công nhân như hiện nay, tạo thuận lợi cho công nhân an tâm làm việc.

- Thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ công tác thu hút FDI. Đây là một cách làm rất có hiệu quả, các nguồn ODA và các nguồn vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà tỉnh được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể, trong khi nguồn vốn từ ngân có hạn, tỉnh cần quyết định cơ sở hạ tầng nào phải được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.

- Chính sách khuyến khích thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác của tỉnh. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng và có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tiếp tục triển khai và phát huy Quyết định 124/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành quy chế khen thưởng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” và “Giám đốc doanh nghiệp tiêu biểu” tỉnh Thái Nguyên để từ đó khuyến khích tinh thần của các nhà quản lý các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác.

Nguồn vốn FDI đã bổ sung một phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy cần liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

4.4. Kiến nghị

Tuy đã có những kết quả đáng kể trong việc thu hút FDI vào tỉnh nhưng các thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng dồi dào của tỉnh Thái Nguyên. Để có được nguồn vốn ngày một phong phú, gia tăng đầu tư vào Thái Nguyên và hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày một hiệu quả hơn thì cần phải có những chính sách phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, lý tưởng cho các nhà đầu tư hướng đến, từ đó mới có được những cơ hội mới trong công tác thu hút FDI và cho các doanh nghiệp FDI phát triển.

Tạo được môi trường đầu tư thật sự lành mạnh và hấp dẫn

Chính quyền tỉnh cần ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh chẳng hạn chính sách về thuế, giá thuê đất… để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Cần hoàn thành nhanh chóng công tác quy hoạch quỹ đất và các nguồn tài nguyên dành cho nhà đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực… để giới thiệu cho các nhà đầu tư, nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh xem xét kiến nghị cho UBND tỉnh xét duyệt quy trình, thủ tục cho các nhà đầu tư, từ đó giảm tải các thủ tục không cần thiết hoặc giảm ngày thực hiện các thủ tục ít hơn so với luật định, từ đó tạo sự thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư.

Hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện các dự án

Cung ứng tốt những dịch vụ miễn phí hỗ trợ các dự án đầu tư khi cấp phép, thủ tục thành lập công ty, cấp đất, giấy phép xây dựng… Giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh; khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng vốn, mở rộng sản xuất hoặc đầu tư thêm các dự án mới.

Công tác quảng bá hình ảnh và tầm quan trọng của tỉnh Thái Nguyên cần được chú trọng, kêu gọi đầu tư vào nhiều ngành, lĩnh vực để tận dụng tiềm năng phong phú của tỉnh.

- Là một trung tâm kinh tế văn hoá, và là tỉnh động lực cho khu vực kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên đã khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển chung của cả khu vực. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hạn chế công tác quản bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Ngược lại, tỉnh ngày càng phải chủ động nhiều hơn nữa trong công tác quản bá hình ảnh của mình trên mọi phương tiện có thể và dưới nhiều hình thức (như đã trình bày ở phần giải pháp). Ngoài ra, chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng là điều cần quan tâm và phải được hoàn thiện càng nhanh chóng càng tốt.

- Cần quan tâm đầu tư vào nhiều ngành, đặc biệt là những ngành mà tỉnh còn yếu để vừa đảm bảo được chuyển dịch cơ cấu đúng theo mục tiêu đề ra và vẫn tận dụng, khai thác tốt nhất tiềm năng phong phú của tỉnh, từ đó thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư cũng như tăng lượng vốn đầu tư vào tỉnh.

- Khuyến khích các dự án có tiềm năng, đầu tư công nghệ mới và “thân thiện” với môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh trong tương lai.

KẾT LUẬN

Ngày nay, việc thu hút đầu tư và phát triển các doanh nghiệp FDI đang là xu hướng chung của mọi quốc gia, vùng, lãnh thổ và của cả thế giới, nó không chỉ đem lại sự ổn định và tăng trưởng về mặt kinh tế, hơn nữa, nó còn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân và nó còn là phương tiện không thể thiếu để làm nguồn phát triển KT-XH của một quốc gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu đó cần phải chú trọng đến công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI bởi vì hiệu quả của công tác QLNN sẽ đóng góp phần lớn thành công cho tiến trình CNH - HĐH của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung, và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, với luận văn Thạc sĩ có đề tài: “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên”, tác giả đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:

1. Tổng hợp một số cơ sở lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI, QLNN đối với các doanh nghiệp FDI (khái niệm, mục tiêu, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết) và tổng hợp một số bài học kinh nghiệm về QLNN đối với doanh nghiệp FDI;

2. Tổng hợp số liệu báo cáo và phân tích thực trạng thực trạng QLNN đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân.

3. Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích thực trạng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính ứng dụng thực tiễn, phù hợp với trình độ quản lý và công nghệ của tỉnh nhằm mục đích tăng cường công tác QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Với mong muốn đóng góp một phần ý tưởng nhỏ của mình luận văn hy vọng đã gợi mở thêm một số nội dung thiết thực cho công tác QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Thái Nguyên và những tỉnh, thành khác trong cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2015, Nxb Cục Thống kê Thái Nguyên, Thái Nguyên;

2. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam số 52-L/CTN ngày 12/11/1996 3. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

4. Luật đầu tư số 67/2014/QH13ngày 26/11/2014;

5. Nguyễn Hữu Hải (2010), Lý luận hành chính nhà nước, Học viện hành chính 6. Nguyễn Thị Phương Hảo (2013), Một số vấn đề về QLNN trong đầu tư

trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công

nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và Công nghệ;

7. Nguyễn Tiến Long (2012), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, Nhà xuất bản Lao động;

8. Nguyễn Văn Hùng (2008), Hoàn thiện QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, HV Chính trị Quốc gia HCM;

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo tình hình thu hút FDI giai đoạn 1993-2010, Thái Nguyên

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo Tổng hợp tình

hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008 và phương hướng năm 2009 tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.

11. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo tổng kết đánh giá

20 năm hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,

Thái Nguyên

12. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016), Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh

Thái Nguyên năm 2015, Thái Nguyên

13. Trang web của Chính phủ: www.chinhphu.vn 14. Trang web: www.voer.edu.vn

15. PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát

Về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên

Để tăng cường QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thái Nguyên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn tới, xin đồng chí hãy vui lòng trả lời một số thông tin sau đây.

Thông tin về người trả lời

Họ và tên (Có thể bỏ qua mục này): Nơi làm việc:

Câu 1: Ông/bà có biết đến các văn bản pháp luật, các quy định về QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thái Nguyên và các định hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh? (đánh dấu x vào phương án trả lời)

1. Biết và đã từng đọc 2. Biết nhưng chưa từng đọc 3. Không hề biết

Câu 2. Ông/bà biết đến các văn bản pháp luật, các quy định về QLNN đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)