5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Động cơ của nhà đầu tư
Để quản lý tốt các doanh nghiệp FDI thì ngoài yếu tố hoàn thiện về môi trường đầu tư, về các chính sách đối ngoại, về hoạt động xúc tiến… cơ quan QLNN còn phải quan tâm đến chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài. Trên thế giới hiện nay bị chi phối nhiều bởi các nhà đầu tư lớn đó chính là MNCs, TNCs và nhà đầu tư đến từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Những nhà đầu tư nước ngoài này có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư quốc tế, có uy tín trong kinh doanh…chiến lược kinh doanh của họ có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ngành chế tác, sử dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có nhiều triển vọng trong kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư đến từ khu vực nói tiếng Trung như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… thì chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực chế biến, lắp ráp, khai thác tài nguyên thì những quốc gia hay địa phương có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ sẽ có rất nhiều cơ hội để thu hút các nhà đầu tư này. Tuy nhiên, với những ngành khai thác, chế biến, lắp ráp… thì giá trị gia tăng mang lại cho nền kinh tế là thấp lại ảnh hưởng nhiều đến môi trường và nhiều vấn đề an sinh xã hội khác không được đảm bảo.
Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thái Nguyên đang được đánh giá là có môi trường đầu tư rất hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là nước ngoài. Có thể nói, các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào Thái Nguyên bởi khá nhiều lý do khách quan.
Trước hết, với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như đã phân tích ở trên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài coi Thái Nguyên là một điểm đến quan trọng và hợp lý khi có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Với những điều kiện này, Thái Nguyên sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường cũng như hòa nhập sớm với khu vực đầu tư nhằm đem lại lợi nhuận với nhiều cơ hội hơn.