Những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN đối với doanh nghiệp FDI vào Thái Nguyên trong những năm qua cũng bộc lộ những hạn chế:

Thứ nhất, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch mặc dù đã có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội từng năm, từng giai đoạn nhưng vẫn chưa đủ thông tin chi tiết về các dự án đầu tư để cung cấp cho nhà đầu tư. Thông tin về dự án chỉ dừng lại ở tên dự án, tổng vốn đầu tư, địa bàn, lĩnh vực, chưa có quy mô, thông số kỹ thuật cụ thể.

Thứ hai, công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả chưa cao. Hình thức vận động đầu tư còn đơn lẻ, thụ động. Chủ yếu các chương trình xúc tiến đầu tư đều theo chương trình tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mặc dù địa phương cũng đã chủ động xúc tiến đầu tư nhưng chưa đa dạng các quốc gia vận động, chủ yếu trong những năm qua tập trung vào Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thứ ba, công tác giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp FDI tại

Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức, mới dừng lại ở khâu cấp phép, chưa chú trọng đến khâu sau cấp phép.

Thứ tư, việc thực hiện phân cấp trong quản lý hoạt động của FDI còn

bộc lộ nhiều hạn chế. Phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương đã đem lại sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, cơ chế phân cấp này đã nảy sinh nhiều bất cập, nhất là khi thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta bước sang giai đoạn mới, với định hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Không thể phủ nhận chủ trương phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài cho chính quyền địa phương thời gian qua đã có tác động tích cực đến tính chủ động của các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư... Tuy nhiên, do năng lực thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài lớn của cán bộ tại địa phương còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không bảo đảm các điều kiện cần thiết. Việc cấp phép đầu tư quá dễ dàng khiến cho nhiều dự án được cấp phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; nhiều dự án có quy mô lớn nhưng không triển khai hoặc triển khai chậm. Trong quá trình thực hiện công tác QLNN của địa phương mình, phần lớn công tác quản lý dự án sau giấy phép chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt khâu nắm tình hình vốn thực hiện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)