Một số nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 79)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Một số nguyên nhân hạn chế

3.4.3.1. Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hệ thống pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thay đổi nhanh, chồng chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành. Hệ thống pháp luật về đầu tư có liên quan chặt chẽ với các đạo luật chuyên ngành, tuy nhiên có sự chồng chéo và quy định không thống nhất giữa pháp luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành, thậm chí có quy định trái ngược nhau. Chính sách ưu đãi đầu tư còn nhiều bất cập và không thống nhất giữa pháp luật đầu tư với pháp luật về thuế, đất đai,... chưa đủ sức hấp dẫn đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

3.4.3.2. Cấu cấu tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp trong quản lý

Cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả.

Hiện tỉnh Thái Nguyên đã ra một số quy định về quy chế phối hợp: giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh và Công an tỉnh về việc phối hợp liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công tác phối hợp này mới chỉ áp dụng cho việc cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp trong nước, chưa thể áp dụng đối với việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3.4.3.3. Về công tác thụ lý, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra, thanh tra, giám sát

Công tác thụ lý, thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư trước hết cần dựa trên sự phù hợp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác này còn chưa được chú trọng, đặc biệt đối với dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp nhỏ và vừa, việc thụ lý, thẩm tra hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án còn ồ ạt do quy hoạch phát triển ngành nghề tại các cụm công nghiệp còn chưa cụ thể.

Công tác giám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Thái Nguyên chưa được quan tâm đúng mức mà mới chỉ tập trung quan tâm đến cấp phép, chưa chú ý đến khâu quản lý sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3.4.3.4. Năng lực cán bộ quản lý

Thực tế ở Thái Nguyên cho thấy, đội ngũ những người làm quản lý: công chức và viên chức Nhà nước còn thiếu và yếu. Năng lực của cán bộ quản lý, thẩm tra, thanh tra và làm công tác xúc tiến đầu tư nhìn chung hạn chế. Cán bộ quản lý chưa đủ năng lực hoặc chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến việc thẩm định năng lực tài chính, kỹ thuật cũng như chưa nhận thức rõ những tác động lâu dài đến môi trường, kinh tế - xã hội của các dự án có quy mô lớn, có tác động không những đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn tác động đến kinh tế - xã hội của cả nước.

3.4.3.5. Trang bị nhận thức, phổ biến các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Do rào cản về ngôn ngữ khác nhau giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước nhận đầu tư (Việt Nam), nên nhà đầu tư chưa nhận thức, trang bị cho mình kiến thức đầy đủ liên quan đến pháp luật tại Việt Nam.

3.4.3.6. Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện

Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn FDI. Cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh. Có sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư.

Hệ thống cơ sở hạ tầng của Thái Nguyên tuy có lợi thế so với các tỉnh khác nhưng cơ bản vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư… Một số khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với nhà đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tiến độ đi vào sản xuất của doanh nghiệp.

Qua điều tra khảo sát cho thấy, tác động của các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp trong quản lý là nguyên nhân chủ yếu gây ra các hạn chế trong QLNN đối với các doanh nghiệp FDI. Khi có sự đánh giá khách quan của đa số người được hỏi theo Kết quả phiếu khảo sát điều tra của tác giả.

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát đánh giá đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh

Tiêu chí Tổng số ý kiến Số phiếu chọn %

1. Về các chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp

nước ngoài 150 139 92,67

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp trong

quản lý 150 132 88

3. Về công tác thụ lý, thẩm tra hồ sơ, kiểm tra,

thanh tra, giám sát 150 74 49,33

4. Các cán bộ trực tiếp làm việc trong các cơ quan

của nhà nước còn có nhiều hạn chế 150 92 61,33

5. Trang bị nhận thức, phổ biến các quy định liên

quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 150 53 35,33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)