Về kiểm tra, thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Về kiểm tra, thanh tra, giám sát

Làm tốt công tác phân công, phân nhiệm đối với các cơ quan quản lý hành chính và cơ quan QLNN về đầu tư. Làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của các chủ đầu tư trên cơ sở có sự phối hợp các hình thức kiểm tra. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động kiểm tra phải tuân thủ những quy định của nhà nước Việt Nam và tránh gây phiền hà cho các chủ đầu tư nước ngoài.

Triển khai việc thực hiện kiểm toán ở tất cả dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh. Thông qua hoạt động kiểm toán, các cơ quan quản lý sẽ nắm chắc hơn kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.

Chấm dứt tình trạng chạy theo số lượng hoặc tự tiện điều chỉnh những khoản đã cam kết trong giấy phép đầu tư mà không có sự bàn bạc, nhất trí của các bên liên doanh. Kiểm tra kỹ luận chứng có căn cứ chắc về hàng hoá xuất khẩu và thu ngoại tệ, tránh tình trạng doanh nghiệp tự ý tăng tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa lên quá mức quy định.

Có biện pháp khắc phục tình trạng du nhập công nghệ lạc hậu như hiện nay, để tránh việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khi tiếp nhận công nghệ mới chúng ta có những cơ hội mới để tiếp cận công nghệ, nâng cao trình độ cho lực lượng lao động. Việc bảo vệ môi trường cũng nằm trong phương hướng phát triển chung của Thái Nguyên, là tỉnh môi trường, luôn xanh - sạch - đẹp. Đây là vấn đề phức tạp, phải tốn nhiều thời gian, công sức và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp mới thực hiện được.

Thực tế trong thời gian qua, công tác QLNN về đầu tư nước ngoài tại địa phương mới tập trung vào khâu cấp phép đầu tư mà chưa chặt chẽ trong khâu quản lý sau cấp phép, nhất là khâu kiểm tra, giám sát các nhà đầu tư chấp hành các cam kết trong giấy phép cũng như các quy định khác của pháp luật về thuế, sử dụng và quản lý lao động, bảo vệ môi trường... Do vậy, khi số dự án được cấp giấy phép tăng lên nhanh chóng, các vấn đề phát sinh ngày càng nhiều, đã xảy ra tình trạng lúng túng, vừa buông lỏng quản lý vừa chồng chéo, lộn xộn. Để khắc phục tình trạng này, cần tập trung những nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng chế độ kiểm tra rõ ràng, minh bạch, công khai. Có

như thế mới xóa bỏ được tình trạng tùy tiện trong kiểm tra, xử lý cũng như coi công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước là “cái cớ” để gây khó dễ cho nhà đầu tư; tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất để kịp thời phát hiện các sai phạm và chấn chỉnh để mọi việc thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp FDI được tốt hơn.

Hai là, thực hiện nghiêm túc và triệt để công tác thanh tra, kiểm tra,

giám sát các dự án sau cấp phép, khi cần có thể điều chỉnh ngay các quy định, thủ tục bất hợp lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư (về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng…) cũng như có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh, những vi phạm, khắc phục tình trạng “giữ chỗ” có thể có của một số nhà đầu tư không có khả năng thực hiện dự án trên thực tế. Cụ thể là:

+ Đối với các dự án được cấp phép đầu tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư; dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác. Trong trường hợp thấy dự án vẫn có khả năng thực hiện, cơ quan QLNN về đầu tư tại địa phương nên tập trung xử lý sớm những vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.

+ Đối với các dự án có triển khai nhưng chỉ đầu tư một số hạng mục nhỏ, các hạng mục chính không có khả năng đầu tư do có liên quan đến vấn đề về vốn đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư cần yêu cầu chủ đầu tư nhanh chóng đệ trình được phương án khả thi để triển khai dự án theo nội dung giấy phép: hoặc là chuyển nhượng vốn cho một chủ đầu tư mới hoặc là tìm kiếm được các nhà đầu tư mới tham gia góp vốn. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu dự án vẫn không có tiến triển thì đề nghị lãnh đạo tỉnh xem xét phương án chấm dứt hoạt động của dự án trước thời hạn, hoặc thu hồi toàn bộ diện tích đất tương xứng chưa sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)