5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Thu hút các doanh nghiệp FDI luôn được tỉnh Thái Nguyên ưu tiên bởi sự gia tăng nguồn vốn FDI đã và đang góp phần thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp vào GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Khu vực doanh nghiệp FDI cũng tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển, nâng cao tay nghề lao động, tạo thuận lợi cho tỉnh Thái Nguyên hội nhập sâu rộng.
Căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong Quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 định hướng 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở chuyên ngành thường xuyên điều chỉnh, bổ xung danh mục tự án gọi vốn đầu tư trực tiếp thời kỳ 2015- 2020 trình UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê chuẩn và ban hành, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng chính phủ đưa vào danh mực dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2015- 2020.Thái Nguyên còn xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước đồng thời phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc để tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định số 41/2012/QĐ-UBND về việc Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và thực hiện đề án số 238/ĐA - UBND Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, để khắc phục những mặt còn tồn tại, nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn, góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI.
Để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào tỉnh thì yếu tố hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quyết định không nhỏ. Tỉnh luôn xác định công tác quy hoạch luôn luôn phải đi trước một bước để thu hút đầu tư; nhanh chóng xây dựng mới và hoàn thiện đồng bộ các quy hoạch thuộc các lĩnh vực sở ngành và các cấp trong tỉnh, trong đó: Tập trung nguồn lực đầu tư và đẩy
nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung như giao thông, điện, nước…; Quy hoạch chi tiết các KCN tập trung, cụm công nghiệp; Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông; quy hoạch mạng lưới truyền tải điện của địa phương; quy hoạch cung cấp nước phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; quy hoạch phát triển đô thị; quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trong đó quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng tài nguyên và các quy hoạch về xây dựng cần được tập trung làm ngay; Giám sát chặt chẽ, đôn đốc, tạo điều kiện triển khai các dự án đã được chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư; Tập trung cả hệ thống chính trị và nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và giải ngân vốn đầu tư. Trong thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng phát triển cũng là một trong những điều kiện hấp dẫn để thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư vào tỉnh. Trong điều kiện vốn ngân sách còn hạn hẹp, tỉnh có định hướng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư: BOT, BT, BTO, PPP…
Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu phát triển đến năm 2020 của tỉnh Thái Nguyên là Xây dựng Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc về phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục - đào tạo; cơ cấu kinh tế hiện đại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Thực hiện tăng trưởng xanh với mức độ phát thải các-bon giảm dần, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Là khu vực phòng thủ vững chắc, địa bàn trọng yếu góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh cho cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Để doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng tiếp cận được các thông tin về đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hàng năm, tỉnh Thái Nguyên đã lập và công bố công khai các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, kế hoạch hàng năm,… trên các website của tỉnh và website của các cơ quan liên quan. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan rà soát ban hành và in ấn lại danh mục dự án thu hút đầu tư để quảng bá tới nhà đầu tư nước ngoài trong những cuộc tiếp xúc tại tỉnh hoặc xúc tiến đầu tư tại nước ngoài. Bên cạnh đó, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư cũng được đăng tải công khai trên các website của tỉnh, của Sở Kế hoạch và Đầu tư, được in ấn thành tài liệu nhằm quảng bá rộng rãi, kêu gọi đầu tư vào tỉnh.
Theo điều tra của tác giả, có 268 người trong tổng số 285 người chiếm 94,04% người được khảo sát là có biết đến các văn bản pháp luật, các quy định về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên và các định hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh (theo bảng 3.6). Trong đó 51,49% biết đến qua tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, xúc tiến đầu tư; 17,54% biết đến qua trao đổi với người khác; 30,97% biết đến do tự tìm hiểu trên các website của tỉnh, của các cơ quan liên quan… Có thể thấy, công tác tuyên truyền triển khai các văn bản pháp luật, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, kế hoạch hàng năm được thực hiện tốt, các doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng tiếp cận thông tin qua nhiều kênh (theo bảng 3.7).
Bảng 3.6: Kết quả điêu tra về công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, kế hoạch
Tiêu chí Tổng số ý kiến Số phiếu chọn % 1. Biết và đã từng đọc 285 236 82,81
2. Biết nhưng chưa từng đọc 285 32 11,23
3. Không hề biết 285 17 5,96
Bảng 3.7: Kết quả điêu tra về các kênh tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, kế hoạch
Tiêu chí Tổng số ý kiến Số phiếu chọn %
1. Qua tuyên truyền, tập huấn, hội thảo,
xúc tiến đầu tư… 268 138 51,49
2. Qua trao đổi với người khác 268 47 17,54
3. Do tự tìm hiểu trên các website của tỉnh,
của các cơ quan liên quan… 268 83 30,97
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)
Kết quả điều tra cũng cho thấy, công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật QLNN đối với các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên và các định hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp FDI được đánh giá khá tích cực. Có 62 trong tổng số 247 người biết đến các văn bản đánh giá công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm phát luật của Thái Nguyên đạt mức kịp thời, 108 người đánh giá đạt mức khá kịp thời và 88 người đánh giá hoàn toàn kịp thời theo thang đánh giá Likert. Điểm trung bình đạt 4,02 tương ứng với mức ý nghĩa “rất kịp thời” heo thang đánh giá Likert.
Tương tự như vậy, theo khảo sát đối với công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các định hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp FDI phù hợp với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương của tỉnh điểm trung bình đạt 4,01 tương ứng với mức ý nghĩa “rất kịp thời” theo thang đánh giá Likert. Mục tiêu quản lý được 100% số người khảo sát đánh giá là thể hiện rõ trong các văn bản chỉ đạo.
Bảng 3.8: Kết quả điêu tra về sự kịp thời, phù hợp của công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, kế hoạch Chỉ tiêu Tổng số ý kiến 1 2 3 4 5 Điểm trung bình
1. Công tác xây dựng, phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh Thái Nguyên
268 0 10 62 108 88 4,02
2. Các định hướng phát triển hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương
268 0 8 67 107 86 4,01
3. Mục tiêu quản lý được thể hiện
rõ trong các văn bản chỉ đạo. 268 268
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)