Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 34 - 37)

5. Bố cục của luận văn:

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhânlực

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng phát triển NNL , tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu phát triển NNL của một tổ chức nên đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau đây:

* Nhân tố khách quan.

- Kinh tế xã hội: Kinh tế xã hội phát triển ổn định hay bất ổn đều ảnh hưởng đến phát triển NNL. Nếu tổ chức hoạt động không tốt, ngân sách giành cho phát triển NNL eo hẹp thì việc thực hiện phát triển NNL gặp khó khăn, thậm chí người lao động sẽ phải đối mặt với chính sách cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, để tránh nguy mất việc làm trong điều kiện tìm việc làm khó khăn, người lao động cần phát huy hết năng lực làm việc của bản thân, sẵn sàng tích cực tham gia đào tạo, nỗ lực học tập để có thể làm việc tốt hơn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong điều kiện nguồn lực đầu tư phát triển NNL trong tổ chức có nhiều thuận lợi nhưng chưa chắc đạt kết quả phát triển tốt vì áp lực nguy cơ mất việc làm thấp nên họ lười tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn mà chỉ tham gia tập huấn đáp ứng công việc hiện tại, dẫn đến hệ quả NNL chậm phát triển trong điều kiện KT-XH phát triển. Yêu cầu cho hoạt động của tổ chức ngày càng cao. Như vậy, KT-XH tác động thuận chiều hay ngược chiều đối đến phát triển NNL lại còn phụ thuộc chính sách nhân lực của tổ chức đó và bản thân người lao động trong tổ chức.

- Khoa học, công nghệ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến NNL. Để duy trì và phát triển của tổ chức, các nhà lãnh

đạo cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động của tổ chức để thực hiện thắng lợi mục tiêu của tổ chức đề ra. Nhưng để áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ đó đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Vì vậy, người lao động thường xuyên tham gia đào tạo lại, đào tạo nâng cao để đáp ứng yêu cầu những thay đổi của khoa học hiện tại và thích ứng những thay đổi mới trong tương lai. Học tập suốt đời là quan điểm đúng đắn giúp cho người lao động đổi mới để làm việc hiệu quả.

Chính sách Nhà nước: Chính sách Nhà nước ảnh hưởng lớn đến phát triển NNL. Nhà nước đưa ra chính sách ràng buộc cho đơn vị về đào tạo nâng cao năng lực, chính sách đãi ngộ nhân sự, luân phiên, luân chuyển…Mọi đơn vị phải giải quyết tốt các chính sách trên đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động mới tạo động lực làm việc, ngược lại sẽ vấp phải sự bất mãn, phản kháng của người lao động.

* Nhân tố chủ quan.

Mục tiêu của tổ chức: Căn cứ vào mục tiêu chung của tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và chương trình hành động. Kế hoạch phát triển NNL cũng được xây dựng trên cơ sở các loại kế hoạch hoạt động đó của tổ chức nhằm thực hiện tốt mục tiêu của tổ chức.

Ngân sách phát triển nguồn nhân lực: Ngân sách là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công kế hoạch phát triển NNL. Nếu nguồn tài chính của đơn vị eo hẹp thì kinh phí cấp cho phát triển NNL gặp khó khăn, nhất là công tác đào tạo của tổ chức bị hạn chế thể hiện việc cử người lao động tham gia các lớp đào tạo từ bên ngoài có thời gian đào tạo dài bị hạn chế mà chỉ tập trung đào tạo bên trong tổ chức. Đồng thời chính sách tạo động lực làm việc cũng phải thực hiện tiết kiệm để đảm bảo kinh phí hoạt động của tổ chức dẫn đến đời

sống vật chất của người lao động ít được cải thiện, là nguyên nhân của động cơ làm việc thấp và ngược lại. Như vậy, nguồn tài chính lớn góp phần thực hiện tốt công tác phát triển NNL.

- Quan điểm và tầm nhìn của lãnh đạo: Nếu lãnh đạo trong tổ chức quan tâm công tác phát triển NNL như: Giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển NNL, chỉ đạo sát sao thực hiện tổ chức các chương trình đào tạo, quyết sách đổi mới các chính sách tạo động lực, thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình đào tạo một cách chặt chẽ gây sức ép người lao động học tập, nghiên cứu nghiêm túc…thì công tác phát triển NNL mới thực hiện hiệu quả. Người lãnh đạo có tầm nhìn sẽ dự đoán, dự báo được những thay đổi trong tương lai là cơ hội hay thách thức đối với hoạt động của tổ chức, họ sẽ có kế hoạch phát triển NNL vượt ra khỏi công việc hiện tại của tổ chức.

* Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động:

- Sức khỏe: Sức khỏe ảnh hưởng đến phát triển NNL. Nếu ngành có cơ cấu già, phần lớn người lao động có tình trạng sức khỏe giảm sút do tuổi cao thì phát triển NNL gặp khó khăn vì người lao động không đảm bảo sức khỏe tham gia học tập, khả năng tiếp nhận kiến thức mới chậm. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu tổ chức trẻ hóa là nhân tố quan trọng để đầu tư, phát triển NNL bền vững, lâu dài cho tổ chức.

- Tinh thần, tình cảm: người lao động có hoàn cảnh gia đình tốt, tinh thần vui vẻ và tình cảm hạnh phúc giúp người lao động tham gia công tác, học tập tích cực. Ngược lại tinh thần và tình cảm đau khổ, buồn bã dẫn đến tư tưởng bị phân tán làm ảnh hưởng công việc và học tập.

- Trình độ chuyên môn: Phụ thuộc rất lớn công tác giáo dục, đào tạo bậc cao đẳng và đại học, nếu người lao động trong tổ chức có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều thì việc phát triển NNL rất dễ dàng vì không phải phân loại

quá nhiều nhóm đối tượng để thực hiện chương trình đào tạo. Vì vậy có thể tiết kiệm chi phí, thời gian để đào tạo ở mức cao hơn.

- Kỹ năng lao động: Phát triển kỹ năng lao động phụ thuộc mức độ giao việc và chia sẻ kinh nghiệm. Nếu người lao động đã có vốn kỹ năng nhất định sẽ giúp cho công tác đào tạo, phát triển NNL thuận lợi, nhanh chóng và lên tầm cao mới.

- Phẩm chất, đạo đức: Là một nhân tố cần được coi trọng trong phát triển NNL. Nếu người lao động về cơ bản có phẩm chất, đạo đức tốt thì phát triển NNL sẽ dễ dàng, thuận lợi. Phát triển toàn diện người lao động tạo ra sự phát triển bền vững của tổ chức.

1.4. Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN ở Tỉnh Lai Châu và bài học rút ra cho Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)