Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dự trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Tổng Cục Thống kê và các đơn vị có liên quan về phát triển NNL Thống kê đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin đầy đủ chất lượng kịp thời phục vụ cho việc hoạch định xây dựng chính sách phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước các cấp chính quyền địa phương các ngành và các tổ chức cá nhân dùng tin khác trong xã hội.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Số liệu thứ cấp:
Luận văn sử dụng nhiều nguồn số liệu được cung cấp từ các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh và các tài liệu báo cáo nghiên cứu
trước đây. Tác giả sử dụng tài liệu như: Đề án việc làm, đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hệ thống Thống kê tập trung giai đoạn 2016-2020; Báo cáo công tác tổ chức cán bộ hàng năm, báo cáo số lượng chất lượng công chức, báo cáo thực hiện chính sách cán bộ, báo cáo kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo tổng kết tại phòng Tổ chức hành chính và các phòng chức năng khác...
Ngoài các tài liệu trên còn có các tài liệu được tác giả thu thập từ các văn bản, chính sách của nhà nước về chất lượng NNL và phát triển NNL...và từ sách báo tạp trí chuyên ngành mạng Internet và các cuộc hội thảo.
Các tài liệu được được xử lý trong quá trình phân tích và so sánh nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của phát triển NNL tại Cục Thống kê tỉnh Lai Châu.
* Số liệu sơ cấp.
Thực hiện điều tra xã hội học để thu thập số liệu thông qua mẫu phiếu điều tra chuẩn bị sẵn. Tiến hành điều tra toàn bộ số lượng CC-LĐ trong toàn ngành Thống kê tỉnh Lai Châu. Tại 6 phòng nghiệp vụ Văn phòng Cục Thống kê tỉnh và Chi cục Thống kê 8 huyện, thành phố.
Sử dụng phương pháp điều tra toàn bộ với 3 mẫu phiếu điều tra nhằm tìm hiểu ý kiến của CC-LĐ trong Cục Thống kê tỉnh Lai Châu về chế độ chính sách, điều kiện làm việc, nhu cầu đào tạo và một số vấn đề liên quan, cũng như mức độ hài lòng của họ đối với công việc và những kiến nghị đề xuất. Nhằm sáng tỏ hơn nữa các nội dung nghiên cứu đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo quản lý người trực tiếp sử dụng lao động.
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các chức danh quản lý như: Cục trưởng; Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ cấp tỉnh; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Thống kê các huyện, thành phố về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
NNL công tác phát triển NNL của Cục Thống kê Lai Châu để thu thập thông tin bổ sung phân tích số liệu.
Thu thập các thông tin về thực trạng NNL từng phòng, chi cục để tìm hiểu và đưa ra các biện pháp để phát triển NNL trong toàn ngành.
Tất cả các cuộc phỏng vấn được tác giả ghi chép rõ ràng, đầy đủ. Tất cả đối tượng tham gia phỏng vấn đều được thông báo trước về mục đích, quy trình phỏng vấn và bảo mật thông tin.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phiếu điều tra)
Cuộc khảo sát được tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin. Tiến hành điều tra toàn bộ số lượng CC-LĐ trong toàn ngành Thống kê tỉnh Lai Châu. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn gồm:
- 1 phiếu dành cho đối tượng là lãnh đạo Cục.
- 22 phiếu dành cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo quản lý các phòng nghiệp vụ tại Văn phòng Cục Thống kê Tỉnh và lãnh đạo các Chi cục huyện, thành phố.
- 54 phiếu dành cho đối tượng là CC-LĐ trong toàn ngành Thống kê tỉnh Lai Châu cấp Tỉnh và cấp huyện.
*Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra có dạng tổng hợp, bao gồm thông tin liên quan đến ý kiến quan điểm của người được lấy ý kiến đánh giá và cảm nhận về số lượng, chất lượng NNL trong lĩnh vực đang công tác.
Nội dung của các yếu tố này được thiết kế dựa trên các tiêu chí cơ bản là: Họ tên, đơn vị công tác, lĩnh vực được phân công; giới tính, tuổi, năm công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan điểm về phát triển NNL...Phần đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lượng NNL thuộc đặc trưng của Cục Thống kê tỉnh Lai Châu được thiết kế theo hình thức bảng hỏi.
Cục Thống kê tỉnh, và gửi qua thư điện tử đến CC-LĐ chi cục thống kê các huyện, thành phố. Tương ứng với các phương án đánh giá của đối tượng điều tra các yếu tố sẽ được cho điểm dựa trên thang điểm đã xác định.
Nội dung phỏng vấn bao gồm các thông tin sau:
Giới thiệu tóm tắt về nội dung vấn đề cần phỏng vấn liên quan công tác phát triển NNL tại Cục Thống kê tỉnh Lai Châu.
Trên cơ sở câu hỏi đã chuẩn bị trước cho từng nhóm đối tượng nhằm thu thập kết quả thông tin như mong muốn. Chẳng hạn:
Đối với nhóm Lãnh đạo Cục thì câu hỏi tập trung vào kế hoạch phát triển NNL của Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu, những dự kiến hay định hướng thay đổi nào? Có thể liên quan mục tiêu hay chiến lược cải cách hành chính…
Đối với nhóm Lãnh đạo Phòng, Chi cục thì hầu hết tập trung vào các câu hỏi liên quan cách thức quản lý nhân viên, phân công nhiệm vụ, đánh giá công chức, lao động tại đơn vị, mức độ tham gia đào tạo cho từng công việc là cần thiết…
Đối với nhóm CC-LĐ thì tập trung vào các câu hỏi như sự hài lòng về công việc, nhu cầu đào tạo, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, thỏa mãn cơ chế chính sách, điều kiện lao động và tạo điều kiện tự hoàn thiện bản thân và môi trường làm việc…
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
* Với nguồn dữ liệu thứ cấp: Được tập hợp, thống kê để mô tả, so sánh và suy luận từ các tài liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh và các tài liệu báo cáo hàng năm và sách báo tạp trí chuyên ngành mạng Internet và các cuộc hội thảo...
* Với bảng hỏi (phiếu điều tra): Sau khi khảo sát được tiến hành nhập tin xử lý kết quả và phân tích trên máy tính, xử lý thống kê mô tả những mối tương quan giữa các nhóm CC-LĐ được nghiên cứu về thực trạng phát triển NNL.
Kết quả khảo sát thực tiễn được dùng làm căn cứ để tham chiếu phân tích thực trạng NNL, chế độ chính sách, điều kiện làm việc và một số vấn đề liên quan tới NNL Cục Thống kê tỉnh Lai Châu.
Các câu hỏi liên quan công tác phát triển NNL tại Cục Thống kê tỉnh Lai Châu trên cơ sở áp dụng thang đo Likert 5 điểm - dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng lại gồm 2 phần: Phần nêu nội dung và phần nêu mức độ đánh giá theo từng nội dung đó. Người trả lời chỉ việc tích một ký hiệu (V) hay (X) một lựa chọn theo những đề nghị có sẵn trong bảng.
Lãnh đạo và công chức, lao động được yêu cầu trả lời các câu hỏi với thang 5 điểm bao gồm: Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Các mức độ đánh giá này được mã hóa thành các mức điểm tương ứng sau: Điểm Mức độ 1 Rất không đồng ý 2 Không đồng ý 3 Bình thường 4 Đồng ý 5 Hoàn toàn đồng ý
Áp dụng thang đo Likert 5 điểm dễ dàng, nhanh chóng trong việc thu thập thông tin, đảm bảo độ tin cậy và có thể thu thập số lượng thông tin nhiều hơn. Nếu điểm số cao hơn cho biết mức độ đồng ý nhiều hơn tức là công tác phát triển NNL hiệu quả.
Nhận định Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý Đối tượng đào tạo
Nội dung phương pháp đào tạo Phương pháp giảng dạy...
2.2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê và dự đoán thống kê về số liệu đã thu thập được.
- Phương pháp phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê và dự báo thống kê được hiểu là việc nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hiện tượng và quá trình Kinh tế - Xã hội và tính toán các mức độ trong tương lai nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý.
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê, làm cho con số biết nói.
Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở nhưng số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Để kết quả của các dự báo tương đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tương lai, điều quan trọng là phải có phương án dự báo hợp lý.
Tùy theo yêu cầu nghiên cứu nội dung phân tích có thể khác nhau; Có thể phân tích tổng hợp tình hình hoàn thành kế hoạch, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương hoặc cả nước, có thể phân tích chuyên đề một hiện tượng nào đó.
Khi phân tích phải dựa vào các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Phải xây dựng cụ thể yêu cầu nghiên cứu khi phân tích. Phải căn cứ vào số liệu thống kê có độ tin cậy cao và đã thu thập đượcvà phân tích trong mối ràng buộc giữa các hiện tượng. Phải lựa chọn phương pháp và tài liệu thích hợp với mục đích phân tích. Phải xác định và tính toán hệ thống chỉ tiêu phân tích thích hợp
với nội dung phân tích. Dự báo triển vọng của hiện tượng, rút ra kết luận, kiến nghị.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ thống chỉ tiêu thống kê và dự đoán thống kê để làm rõ các yếu tố để phát triển NNL như tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, thu hút khuyến khích tạo động lực cho người lao động để duy trì nguồn nhân lực tại Cục Thống kê Tỉnh Lai Châu. Dự báo triển vọng NNL của Cục Thống kê đến năm 2020.