Nhóm giải pháp thực hiện công tác phát triển nguồn nhânlực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 120 - 132)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhânlực tại CụcThống kê tỉnh Lai Châu

4.3.2. Nhóm giải pháp thực hiện công tác phát triển nguồn nhânlực

Một là, chủ động thực hiện đề án vị trí việc làm tiến hành phân tích công việc, làm cơ sở đề xuất nhu cầu tuyển dụng.

Thực hiện theo Nghị định số 36/2013/NĐ- CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Theo mô hình vị trí việc làm thì người lao động được bố trí theo từng vị trí công việc mà trước đó đã được thiết kế theo yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng. Trên cơ sở đó thiết kế hệ thống lương phù hợp từng công việc cụ thể, không còn chế độ làm việc suốt đời, việc tuyển dụng công chức không căn cứ vào bằng cấp mà căn cứ vào năng lực làm việc thực tế. Vậy, nhu cầu tuyển dụng cần hướng theo quan điểm “vì việc mà tìm người”, thu hút nhân tài vào làm việc.

Muốn thực hiện đề án vị trí việc làm, Cục Thống kê tỉnh nên chủ động triển khai thực hiện phân tích công việc để chủ động đề xuất nhu cầu tuyển dụng công chức phù hợp tình hình thực tế công tác Thống kê. Kể từ năm 2013 đến nay, công tác tuyển dụng công chức ngày càng chặt chẽ theo định hướng tinh giản biên chế, nhằm giảm bớt gánh nặng chi ngân sách.

Tuy nhiên, để tuyển mới hay tinh giản hợp lý thì phải xem xét đến yếu tố bố trí, sắp xếp nhân sự tại Cục Thống kê đã khoa học, hiệu quả hay chưa? Tình trạng như hiện nay, công chức được tuyển dụng vào làm việc không được giao việc một cách cụ thể bởi họ không được trao bảng mô tả công việc gắn với vị

trí việc làm nên rất khó tìm hiểu, tiếp cận công việc. Không có bản mô tả công việc cũng khó có thể xác định vị trí việc làm nào cần tuyển dụng, bố trí nhân sự đúng vị trí việc làm hay chưa? Vì vậy, phân tích công việc là cần thiết, sẽ làm rõ từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì, họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào; trang thiết bị, công cụ dụng cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được thực hiện, các điều kiện làm việc cụ thể, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc. Tất cả những thông tin này sẽ được xử lý, thiết kế, trình bày dưới dạng bản mô tả công việc.

Hiện nay, Cục Thống kê thực hiện quản lý hoạt động Thống kê Luật Thống kê, các bộ phận chuyên môn chế độ báo cáo theo từng lĩnh vực Thống kê đã được xây dựng quy trình cụ thể về từng bộ phận, mỗi bộ phận phải thực hiện nhiệm vụ nào, thời gian bao lâu. Khi có bản mô tả vị trí việc làm, Cục Thống kê bố trí nhân sự dễ dàng, trường hợp vị trí việc làm nào thiếu nhân sự làm được việc thì phải tuyển dụng thêm, trường hợp dư thừa quá nhiều nhưng không bố trí được việc khác thì đề xuất tinh giản biên chế hoặc chuyển đến đơn vị khác đang có nhu cầu. Dưới đây là mẫu một bảng mô tả vị trí việc làm đối với vị trí Thống kê viên tại Cục Thống kê tỉnh Lai Châu.

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM (VTVL)

Phòng Thống kê Nông nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Lai Châu

Tên VTVL: Thống kê Lâm nghiệp

Mã VTVL: Ngày bắt đầu thực hiện:

Quản lý trực tiếp Trưởng phòng

Quản lý chức năng Thống kê tình hình nông, lâm nghiệp và thủy sản

trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Quan hệ công việc Các phòng nghiệp vụ, Chi cục Thống kê huyện; các Sở, ban, ngành, các Vụ, đơn vị trực thuộc TCTK Công việc liên quan

Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tổng hợp, xử lý số liệu báo cáo hàng tháng, năm, báo cáo sơ tổng kết Thống kê Nông nghiệp

Các nhiệm vụ chính Tỷ trọng thời gian (%)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc I. Phần chuyên môn nghiệp vụ 95,4

Báo cáo trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, thu nhặt và thiệt hại rừng

20,6 Theo kết quả chấm điểm thi đua

- Báo cáo sơ bộ năm 6,2

- Báo cáo chính thức năm 8,2 - Báo cáo ước tính 6 tháng đầu năm 6,2 - Báo cáo ước tính 9 tháng đầu năm 6,2

Báo cáo tính giá trị sản xuất (6 tháng,

sơ bộ, chính thức năm) 17,3

Theo kết quả chấm điểm thi đua

- Báo cáo giá trị sản xuất ngành

lâm nghiệp (theo giá hiện hành) 7,3 - Báo cáo giá trị sản xuất ngành lâm

nghiệp (theo giá so sánh) 10,0 Ước tính một số chỉ tiêu chủ yếu

của lâm nghiệp năm 3,6

Theo kết quả chấm điểm thi đua

Công tác điều tra và các công

việc phục vụ chuyên môn 53,9

Theo kết quả chấm điểm thi đua

Công tác điều tra trong lĩnh vực

nông nghiệp 42,7 Đúng phương án điều tra

Chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, kiểm tra, nghiệm thu phiếu

6,6 Đúng phương án điều tra Tổng hợp, suy rộng, viết báo cáo

phân tích 6,6 Đúng phương án điều tra

Điều tra diện tích, năng suất, sản

lượng cây lâu năm 6,2 Đúng phương án điều tra

Giám sát, phúc tra 2,2 Đúng phương án điều tra

Chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, kiểm tra, nghiệm thu phiếu

2,2 Đúng phương án điều tra Tổng hợp, suy rộng, viết báo cáo

phân tích 1,8 Đúng phương án điều tra

II. Công tác khác 4,6

Họp Chi đoàn, công đoàn, cơ quan 4,6 Tiếp thu đủ nội dung

Thẩm quyền ra quyết định: Cục trưởng Số cán bộ thuộc quyền quản lý: 0

Thẩm quyền Tài chính: Cục trưởng Trình độ chuyên môn: ĐH

Kinh nghiệm công tác: 3 năm

Yêu cầu năng lực

Năng lực cốt lõi: Trình độ ĐH, Ngoại ngữ, tin học B

Năng lực quản lý: Có khả năng tham mưu.

Năng lực chuyên môn: Đại học chuyên ngành khối kinh tế

Những đòi hỏi đặc thù của vị trí công việc (nếu có): Thực hiện công việc trong mọi

tình huống, thời gian công tác và đáp ứng được công việc có tính chất đặc thù.

Các điều kiện cần có (ngoài năng lực cá nhân) để hoàn thành tốt công việc (ví dụ yêu cầu về hễ trợ, phối hợp...):

Điều kiện làm việc: Theo quy định của TCTK và Cục Thống kê

Chỗ làm việc: Đảm bảo theo quy định của Nhà nước

Như vậy, phân tích công việc là cơ sở khoa học cho Cục Thống kê Lai Châu bảo vệ thành công chỉ tiêu biên chế công chức, xác định nhu cầu tuyển dụng công chức Thống kê với Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động hiệu quả của bộ máy quản lý hoạt động Thống kê. Vì vậy, Cục Thống kê cần tiến hành phân tích công việc, trao bản mô tả từng vị trí công việc đến từng công chức, công chức chịu trách nhiệm với công việc được giao về thời gian hoàn thành, chất lượng công việc được giao. Tuy nhiên, Cục Thống kê cần định mức thời gian hoàn thành mỗi công việc và số lượng công việc biên chế cho từng công chức có thể hoàn thành. Kết quả đánh giá công chức phải phản ánh trung thực năng lực làm việc của CC-LĐ đó.

Hai là, Thực hiện tốt công tác tuyển dụng lao động.

Tổ chức tốt công tác tuyển dụng, đối với các khu vực được ưu tiên xét tuyển cần có thời gian thử việc cụ thể trước khi tuyển dụng. Cần đổi mới công tác tuyển dụng công chức theo hướng vì việc mà tìm người. Tuyển dụng phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, chi cục; thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong thi tuyển công chức, bảo đảm tuyển chọn đúng người có đủ tiêu chuẩn theo từng chức danh tuyển dụng. Có chính sách ưu đãi đối với công chức có trình độ cao, được đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê, giỏi nghiệp vụ Thống kê có sáng kiến cải tiến trong công tác Thống kê.

Thực hiện thử việc trước khi tuyển dụng để lựa chọn lao động có năng lực chuyên môn có phẩm chất tốt đứng trong hàng ngũ công chức của ngành. Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, đánh giá cán bộ, kịp thời phát hiện nhân tài để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí bổ nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi để họ được thể hiện và khảng định năng lực, được cống hiến và ghi nhận, qua đó thúc đẩy mọi CC- LĐ trong toàn ngành ra sức thi đua trong công tác và học tập.

Sử dụng bố trí đội ngũ công chức phải xuất phát từ yêu cầu công việc thực tế, gắn với mở rộng và phát huy dân chủ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn và khả năng, sở trường của công chức. Quan tâm những công chức hạn chế về yếu tố sức khoẻ hoặc điều kiện hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn,… để có kế hoạch bố trí, sắp xếp hợp lý, sẽ tạo ra môi trường làm việc dân chủ, bình đẳng để mọi CC-LĐ được bộc lộ, thể hiện tài năng, được cống hiến và trưởng thành; đồng thời kiên quyết cho ra khỏi biên chế những người không đủ năng lực, trình độ, không hoàn thành nhiệm vụ theo luật công chức.

Ba là, tăng cường công tác luân chuyển cán bộ để thực hiện cơ cấu lại nguồn nhân lực theo xu hướng ổn định, nâng cao trình độ tiếp cận thực tế. Đặc biệt là công chức trong nguồn lãnh đạo Cục luân chuyển xuống cơ sở cấp Chi cục đảm bảo theo đúng quy chế của ngành hướng đến xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả theo định hướng của ngành Thống kê đang đặt ra.

Thăm dò ý kiến đánh giá của lãnh đạo trực tiếp quản lý về năng lực, tác phong làm việc, sở trường và sở đoản, thái độ làm việc để đề xuất luân chuyển đúng người đúng việc. Ngoài ra, phòng Tổ chức - Hành chính cần xem xét, cân nhắc những đề xuất của lãnh đạo quản lý trực tiếp công chức về việc luân chuyển cán bộ tới các bộ phận khác; xem xét mong muốn được luân chuyển của công chức làm cơ sở luânchuyển.

Cần xây dựng quy chế điều động, luân chuyển công chức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công chức, ngăn ngừa biểu hiện cô lập, gây khó khăn, giảm uy tín của người bị luân chuyển đến hoặc lợi dụng việc luân chuyển để đẩy cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức không hợp tác vì mục đích cá nhân vụ lợi đi nơi khác.

Xây dựng lộ trình điều động, luân chuyển phù hợp mục tiêu chung của ngành Thống kê, thích nghi sự thay đổi của nhiệm vụ cải cách, đổi mới, tăng

cường công tác luân phiên, luân chuyển chính là bố trí sắp xếp lại nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả. Điều đó có nghĩa là phải thực hiện đồng bộ giải pháp mô hình vị trí việc làm với giải pháp điều động, luân chuyển để thực hiện thành công cơ cấu lại nguồn nhân lực hiệu quả đã đặt ra.

Bốn là, công tác đề bạt, bổ nhiệm phải gắn với quy hoạch và kế hoạch công tác cán bộ. Công chức trong diện quy hoạch, đã qua đào tạo, bồi dưỡng và được đánh giá đủ tiêu chuẩn sẽ được đề bạt, bổ nhiệm hoặc luân chuyển để tiếp tục bồi dưỡng cán bộ về mọi mặt, nhằm chuẩn bị đội ngũ dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tương lai.

Trong đề bạt, bổ nhiệm, cần ưu tiên những cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ và những công chức đã qua đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị theo yêu cầu của chức danh cán bộ. Không bổ nhiệm công chức ngoài quy hoạch, hạn chế bổ nhiệm phụ trách các lĩnh vực không phù hợp với chuyên môn đào tạo. Tôn trọng quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm và đánh giá, nhận xét quá trình công tác... Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức phải được thực hiện tuần tự; công chức phải có một thời gian cần thiết để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, sau khi chứng tỏ được năng lực của mình mới đề bạt, bổ nhiệm đảm đương chức vụ cao hơn.

Phát huy vai trò của cá nhân người đứng đầu, người trực tiếp quản lý cán bộ trong đề bạt, bổ nhiệm công chức. Đồng thời phải có quy định, chế tài cụ thể về trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu và người giới thiệu trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Năm là, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị về chức năng, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CC-LĐ.

Thường xuyên quán triệt quan điểm con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển và ổn định cơ quan, đơn vị vào các văn bản quản lý, điều hành của Cục, trong các hội nghị Tổng kết ngành.

Nhận thức đúng về chức năng,vai trò, nhiệm vụ của hoạt động ĐTBD là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc hiệu quả. Tăng cường ĐTBD là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ CC-LĐ đáp ứng yêu cầu phát triển thống kê Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn riêng theo chuyên ngành để xây dựng kế hoạch, thực hiện việc chọn cử CC-LĐ tham gia các khóa ĐTBD phù hợp. Nâng cao về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ CC-LĐ chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới hệ thống chỉ tiêu Thống kê mới gây áp lực cho công chức ngành Thống kê việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật chế độ báo cáo, điều tra Thống kê phải kịp thời hiệu quả, vì vậy việc áp dụng phương pháp tự nghiên cứu kết hợp đào tạo từ xa sẽ giúp bộ phận công chức có thể cập nhật nhanh chóng để xử lý ngay công việc đúng quy định.

Xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, động viên CC-LĐ tự học tập nâng cao trình độ, đáp ứng theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, tiêu chuẩn vị trí việc làm, đặc biệt là khuyến khích CC-LĐ học tập nâng cao trình độ đúng chuyên ngành thống kê; Nâng cao nhận thức của CC-LĐ về trách nhiệm học và tự học; Quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng đúng và phù hợp với năng lực, trình độ của CC-LĐ.

Xây dựng văn hóa học tập và tự học tập nâng cao trình độ các mặt nghiệp vụ, ngoại ngữ (tiếng Anh), tin học trong thống kê (SPSS, Stata,…), tin học văn

phòng (MS Office, Internet, email) và tin học dành cho chuyên ngành CNTT trong toàn ngành với vai trò đầu tàu gương mẫu là lãnh đạo cơ quan, đơn vị, lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể.

Khuyến khích CC-LĐ học tập, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CC- LĐ trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm và thời gian tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh và vị trí công tác, bảo đảm thực hiện chế độ bắt buộc tối thiểu hàng năm.

Chú trọng hoàn thành việc biên soạn nội dung, tài liệu giảng dạy, tập huấn, xây dựng kế hoạch cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo phân cấp sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành Thống kê Lai Châu.

Đẩy mạnh đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng khai thác dữ liệu điều tra Thống kê. Tham gia xây dựng, chuẩn hoá tài liệu nghiệp vụ công tác thống kê theo chuẩn quốc tế phục vụ vừa trong công tác chuyên môn, vừa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ở các cấp độ khác nhau và các nhóm đối tượng khác nhau. Cần đặc biệt chú trọng đến những vấn đề mà ngành Thống kê Việt Nam nói chung và Cục Thống kê tỉnh nói riêng đang quan tâm hoặc đang còn hạn chế, yếu kém như phân tích và dự báo thống kê, kỹ năng viết báo cáo...

Tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu tập huấn nghiệp vụ các cấp; chủ động biên soạn các chương trình phù hợp với từng mục đích ý nghĩa của từng cuộc điều tra phù hợp với đặc thù từng địa phương đảm bảo đúng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 120 - 132)