Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 51 - 56)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Số liệu sơ cấp

Sau khi thực hiện khảo sát, thu thập các phiếu khảo sát phát ra, sử dụng công thức thống kê để tính điểm trung bình về mức độ đồng tình từ các yếu tố đã lựa chọn phân tích:

Công thức tính điểm trung bình:

X = Trong đó:

X : Điểm trung bình ∑ : Tổng điểm

F : Điểm số theo từng mức độ đánh giá N : Số người trả lời

2.3.2. Số liệu thứ cấp

* Sử dụng phương pháp phân tích một số chỉ tiêu thống kê như sau: - Số tuyệt đối: Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

- Số tương đối: Số tương đối trong thống kê là biểu hiện so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Đó là kết quả của việc so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện thời gian hay không gian hoặc giữa hai chỉ tiêu thống kê khác loại nhưng có liên quan đến nhau.

+ Số tương đối động thái: Là kết quả so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở 2 thời kỳ hoặc hai thời điểm khác nhau. Số tương đối động thái phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua thời gian.

Công thức: t= 1 0 y y x100 hay t= 1 0 y y

t : Số tương đối động thái y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu y0: Mức độ kỳ gốc

- Số bình quân: Biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó trong một đơn vị tổng thể.

+ Trung bình cộng giản đơn:

- Dãy số thời gian: Là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho ta biết hình ảnh biến động của hiện tượng nghiên cứu.

+ Dãy số thời kỳ: Biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.

+ Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.

-Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối giữa hai thời kỳ liền nhau.

Công thức:δi=yi-yi-1 ( với i = 2,3...,n) yi là mức độ thời gian i

yi-1 là mức độ ở thời gian i-1

δi : lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i và thời gian liền trước đó i-1

Nếu yi>yi-1 thì δi>0 phản ánh quy mô của hiện tượng tăng Nếu yi<yi-1 thì δi<0 phản ánh quy mô của hiện tượng giảm

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Phản ánh mức độ tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.

Công thức: ∆i = yi - y1với i = 1,2,...,n

Trong đó: yi: là mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

∆i : là lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số.

+ Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn.

Công thức:

- Tốc độ phát triển: Là loại chỉ tiêu tương đối động thái, biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu có hai loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng giữa hai thời kỳ liền nhau (tính bằng lần hoặc %).

Công thức: = x100 (với i = 2,3,..,n) Trong đó:

: Mức độ tuyệt đối thời gian i : Mức độ tuyệt đối thời gian i-1

: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1

+ Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức: t

t = =

Trong đó:

yn : Mức độ tuyệt đối thời gian n y1 : Mức độ tuyệt đối thời gian đầu

* Chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực: Số tuyệt đối số lượng NNL, số tương đối NNL như tỷ lệ nam, nữ; Tốc độ tăng (giảm) qua các năm; dãy số thời gian qua 5 năm từ 2011-2015; thời điểm 31/12/2015; ...

* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn của NNL: Trình độ chuyên môn của NNL được thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ: Số lượng và tỷ lệ NNL có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học,…

- Các chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực: Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật như: Số lượng lao động được đào tạo theo chuyên ngành quản lý kinh tế; Tỷ lệ cơ cấu lao động được đào tạo đúng chuyên ngành Thống kê; Trình độ đào tạo khác...

* Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực.

Cơ cấu NNL đánh giá phân tích theo từng nhóm tuổi, tỷ lệ nam nữ theo từng nhóm; Cơ cấu NNL đánh giá theo đơn vị cấp tỉnh và cấp huyện.;Cơ cấu NNL đánh giá theo trình độ chuyên môn được đào tạo, trình độ tin học, ngoại ngữ...

Chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp, điều kiện môi trường làm việc.

Số lượng, tỷ lệ được tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm... qua các năm. Ngân sách chi cho phát triển NNL qua các năm. Thu nhập bình quân người lao động qua các năm.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THỐNG KÊ TỈNH LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại cục thống kê tỉnh lai châu đến năm 2020 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)