Mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt của hoạt động trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 28)

của bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân của trẻ làm cơ sở cho tính tự đáng giá ở trẻ. Hình ảnh của người lớn đặc biệt là của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho trẻ.

Từ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, người giáo viên cần thiết kế những hoạt động trải nghiệm phù hợp với thể chất và tâm lý của học sinh theo từng cấp học để thu hấp dẫn, thu hút được học sinh và mang lại hiệu quả tối đa.

1.3.2. Mục tiêu, nội dung và yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học cấp tiểu học

1.3.2.1. Mục tiêu chung

thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập.

1.3.2.2. Mục tiêu cấp tiểu học

Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.

1.3.2.3. Yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

Hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể được thể hiện trong phụ lục 1 của luận văn và tóm tắt trong sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Phẩm chất và năng lực hình thành thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểuhọc

1.3.2.4. Nội dung của hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm của từng lớp học trong cấp tiểu học được quy định rất rõ trong Chương trình hoạt động trải nghiệm (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) gồm ba nội dung với lớp 1 và bốn nội dung với lớp 2, 3, 4, 5, chi tiết trong phụ lục 2 của luận văn và được tóm tắt trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2. Nội dung hoạt động trải nghiệm theo từng khối lớp 1.3.3. Phương pháp tổ chức và các loại hình hoạt động

1.3.3.1. Phương thức tổ chức

● Định hướng chung

o Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

o Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm.

o Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

o Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp: phương pháp nêu gương; phương pháp giáo dục bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp luyện tập; phương pháp khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác.

Một số phương thức tổ chức chủ yếu:

o Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

o Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.

o Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.

o Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.

1.3.3.2. Các loại hình hoạt động

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ.

1.3.4. Các lực lượng tham gia hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học và đòi hỏi sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường gồm có Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách, Bí thư chi đoàn, cán bộ tâm lí học đường, học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường gồm có cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng văn hóa, cá nhân trong xã hội (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ), các cơ quan văn hóa khoa học (Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ), các tổ chức chính như UNESCO, UNICEF,..

1.3.5. Đánh giá kết quả

Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm phải bảo đảm các yêu cầu sau:

 Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

 Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động. Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách

nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.

Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu và nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

1.4.1.1. Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm

Có thể nói mục tiêu chính là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của hoạt động trải nghiệm. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp người hiệu trưởng tìm ra được nội dung, phương pháp, cách thức để đạt được mục tiêu và đánh giá kết quả so với mục tiêu đã đề ra.

Người hiệu trưởng cần chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng chương trình bám sát mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều

chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Để đạt được mục tiêu lớn này, người hiệu trưởng có thể chia nhỏ thành những mục tiêu nhỏ khác nhau, nhất quán với mục tiêu cuối cùng và có tác động trực tiếp tới mục tiêu cuối cùng. Mỗi mục tiêu nhỏ cần đảm bảo:

Chi tiết: mục tiêu phải rõ ràng, chỉ ra cụ thể và chính xác những việc phải làm.

Đo lường được: tránh mơ hồ và phải có số lượng, chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Tính khả thi: mục tiêu cần dựa trên điều kiện thực tế của nhà trường (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị,..) và cộng đồng (tình hình kinh tế xã hội, văn hoá địa phương) và nằm trong khả năng đạt được.

Tính thống nhất: mỗi mục tiêu cần phải nhất quán và tiến tới đạt được mục tiêu cuối cùng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian: mỗi mục tiêu cần có mốc thời gian cụ thể cần hoàn thành.

1.4.1.2. Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học

Văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ 4 mạch nội dung chính của hoạt động trải nghiệm và các nội dung cụ thể, yêu cầu cần đạt của các khối lớp. Hiệu trưởng cần thực hiện các nhóm việc sau để quản lý, đảm bảo nội dung hoạt động trải nghiệm của nhà trường bám sát nội dung theo văn bản hướng dẫn.

Xác định các nhóm hoạt động cần thực hiện trong năm học phù hợp theo chủ đề từng tháng, làm căn cứ cho giáo viên xây dựng khung chương trình của từng khối lớp. Các hoạt động được hoạch định cụ thể, được phân loại theo phạm vi cấp trường/khối/lớp và hướng tới mục tiêu cụ thể.

Chỉ đạo tổ bộ môn xây dựng khung chương trình của hoạt động trải nghiệm cho 04 hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Các hoạt động được phân bổ trải đều

từ đầu năm đến cuối năm học, trong phạm vi 105 tiết và gắn với 4 mạch nội dung chính của từng khối lớp theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành năm 2018.

Phân phối nguồn lực, kinh phí cho từng hoạt động.

Hiệu trưởng phê duyệt khung chương trình. Hoạt động trải nghiệm chỉ được triển khai khi khung chương trình đã được phê duyệt.

1.4.2. Quản lý phương pháp tổ chức và các loại hình hoạt động

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nội dung đã xây dựng, hiệu trưởng cần:

 Xây dựng cơ cấu nhân sự tổ chức hoạt động trải nghiệm

o Phân công cán bộ quản lý nhà trường phụ trách trực tiếp các hoạt động trải nghiệm.

o Phân công giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chính trong hoạt động trải nghiệm nên hiệu trưởng cần căn cứ vào năng lực, chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm để phân công phù hợp.

o Phân công đội ngũ giáo viên khác phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm (Giáo viên thể dục, giáo viên mỹ thuật, giáo viên âm nhạc, giáo viên tổng phụ trách đội).

 Xác định nhóm phương thức phù hợp với từng loại hình hoạt động. Mỗi nhóm phương thức đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định, cần vận dụng linh hoạt, phối kết hợp các nhóm phương thức để mang lại hiệu quả cao nhất.

 Thống nhất quy trình phối hợp giữa các bên liên quan: giữa giáo viên và giáo viên, giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, với các tổ chức đoàn, đội và các lực lượng khác như công an địa phương-đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại, bảo vệ bản thân; Trung tâm y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ định kì cho học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm; các tổ chức Đoàn địa phương để tổ chức các phòng trào Đoàn-Đội, hỗ trợ nhà

trường tổ chức các hoạt động giáo dục ở địa phương trong các tháng hè, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động công ích bảo vệ môi trường,…

 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm

o Chỉ đạo tổ chuyên môn đào tạo giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên liên quan về hoạt động trải nghiệm. Dự giờ các hoạt động để đánh giá, góp ý, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

o Bồi dưỡng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, nâng cao năng lực, kỹ năng và chuyên môn của giáo viên đáp ứng nhu cầu khi triển khai hoạt động trải nghiệm.

o Chỉ đạo giáo viên quản lý học sinh về thái độ, nề nếp, tinh thần tích cực và đảm bảo an toan cho học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.

o Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị. Huy động cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để khai thác cơ sở vật chất sẵn có của địa phương (nhà văn hoá, sân vận động, trang trại, nhà máy,…). Xây dựng các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh (biển báo, nội quy,…).

o Chỉ đạo tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, yêu cầu trách nhiệm của gia đình trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 28)