Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

Để tìm hiểu hiệu quả nội dung hoạt động trải nghiệm theo các yêu cầu cần đạt được hướng dẫn trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018, tác giả nêu câu hỏi số 02 (phụ lục 3, phụ lục 4) trong phiếu khảo sát CBQL, giáo viên và cha mẹ với kết quả thể hiện ở bảng 2.2 và 2.3 như sau:

Bảng 2.11. Mức độ hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của CBQL và giáo viên

STT

Nội dung hoạt động trải nghiệm tại trƣờng

PTLC H.A.S đã: Các mức độ Trung bình Xếp hạng (1) (2) (3) (4) (5) Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Giúp học sinh khám phá bản thân. 0% 0% 18.92% 54.05% 27.03% 4.08 1 2 Giúp học sinh rèn luyện bản thân. 0% 0% 18.92% 64.86% 16.22% 3.97 2 3 Giúp học sinh có ý thức chăm sóc gia đình. 0% 0% 62.16% 37.84% 0.00% 3.38 3 4 Giúp học sinh có ý thức xây dựng nhà trường. 0% 0% 67.57% 32.43% 0.00% 3.32 4 5 Giúp học sinh có ý thức xây dựng công cộng. 0% 0% 75.68% 24.32% 0.00% 3.24 5

STT Nội dung hoạt động trải nghiệm tại trƣờng

PTLC H.A.S đã: Các mức độ Trung bình Xếp hạng 6 Giúp học sinh có ý thức tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

0% 0% 78.38% 21.62% 0.00% 3.22 6

7 Giúp học sinh có ý thức tìm hiểu và bảo vệ môi trường.

0% 0% 81.08% 18.92% 0.00% 3.19 7

Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của CBQL và giáo viên

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn đội ngũ giáo viên đánh giá mức độ hiệu quả của nội dung hoạt động trải nghiệm so với các yêu cầu cần đạt về nội dung theo hướng dẫn trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 chủ yếu ở mức Bình thường với điểm trung bình từ 3.19 đến 4.08. Trong đó nội dung hoạt động “Giúp học sinh khám phá bản thân” được đánh giá hiệu quả nhất. Cô Nguyễn Bích K (điều phối viên hoạt động trải nghiệm) chia sẻ lý do của sự đánh giá này là do “ngoài những hoạt động phát triển nhóm

năng lực đặc thù của hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Nhà trường tập trung nhiều hơn vào những hoạt động nhằm phát triển các nhóm năng lực khác theo mục tiêu giáo dục của nhà trường là Nhóm năng lực cơ bản (năng lực thể chất, năng lực sức khoẻ) Nhóm năng lực học tập và đổi mới (năng lực ngôn ngữ, năng lực Toán học, năng lực ngoại ngữ, năng lực thế hệ mới) Nhóm năng lực công nghệ thông tin, đa phương tiện (năng lực khoa học, năng lực mỹ thuật)”.

Kết quả khảo sát cha mẹ học sinh thể hiện như sau:

Bảng 2.12. Mức độ hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của Cha mẹ học sinh

STT

Nội dung hoạt động trải nghiệm tại trƣờng

PTLC H.A.S đã: Các mức độ Trung bình Xếp hạng (1) (2) (3) (4) (5) Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý một phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 Nhà trường cập nhật thông tin kịp thời về hoạt động trải nghiệm cho anh/chị trước mỗi chủ đề trải nghiệm, giúp anh/chị nắm được mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm.

0% 0% 11.43% 80.00% 4.29% 3.93 1

2 Anh/chị nhận thấy con tiến bộ hơn về năng lực sau mỗi hoạt động trải nghiệm, như mục tiêu Nhà trường đã đề ra.

0% 0% 27.14% 72.86% 0% 3.73 4

3 Anh/chị nhận thấy con

STT Nội dung hoạt động trải nghiệm tại trƣờng

PTLC H.A.S đã:

Các mức độ Trung

bình

Xếp hạng

chất sau mỗi hoạt động trải nghiệm, như mục tiêu Nhà trường đã đề ra. 4 Đánh giá của Nhà trường phù hợp với đánh giá của anh/chị về học sinh sau mỗi hoạt động trải nghiệm.

0% 0% 28.57% 71.43% 0% 3.71 5

5 Anh/chị hài lòng với hiệu quả của hoạt động trải nghiệm của Nhà trường.

0% 0% 22.86% 77.14% 0% 3.77 3

6 Anh/chị sẵn sàng tham gia hỗ trợ Nhà trường trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm.

0% 0% 18.57% 81.43% 0% 3.81 2

Biểu đồ 2.3. Mức độ hiệu quả thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo đánh giá của cha mẹ học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy:

Nhà trường đã thực hiện tốt việc “cập nhật thông tin kịp thời về hoạt động trải nghiệm cho anh/chị trước mỗi chủ đề trải nghiệm”, giúp phần lớn cha mẹ học sinh nắm được mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, việc này đã góp phần nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm, và 77% cha mẹ học sinh cho rằng hoạt động trải nghiệm của Nhà trường đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra. Nhờ đó, 81,4% cha mẹ học sinh được khảo sát sẵn sàng hỗ trợ Nhà trường trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm, Nhà trường nên có kế hoạch phối hợp, huy động sự hỗ trợ của Cha mẹ học sinh về kinh phí và nguồn lực để giúp hoạt động trải nghiệm hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)