Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)

Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là quá trình lâu dài, liên tục diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trò và tác động vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp. Nhờ sự phối hợp mà nhà trường giảm bớt những khó khăn nhất định trong việc tổ chức triển khai, đồng thời gia đình cũng hiểu rõ hơn về nhu cầu hoạt động của học sinh.

Một số hoạt động trải nghiệm cần chi phí cho hoạt động và nhà trường có thể cần đến sự hỗ trợ kinh phí từ phụ huynh và cộng đồng. Nếu địa phương có điều kiện kinh tế ổn định, đại đa số gia đình có hiểu biết, nhận thức được về tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm thì nhà trường sẽ gặp thuận lợi hơn trong việc huy động sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng. Ngược lại, ở nhiều vùng địa phương có kinh tế khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế thì nhà trường cần thiết kế những hoạt động với nguồn kinh phí thấp để phù hợp với điều kiện của gia đình. Chính vì vậy, khi thiết kế hoạt động trải nghiệm, nhà quản lý trường học cần đánh giá về điều kiện kinh tế của cha mẹ học sinh và cộng đồng để xây dựng các chương trình hoạt động trải nghiệm phù hợp.

[

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, đề cập đến các khái niệm cơ bản bao gồm:

quản lý, quản lý giáo dục, hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, quản lý hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có những yêu cầu cụ thể về mục tiêu chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, phương pháp tổ chức và loại hình hoạt động, đánh giá kết quả giáo dục. Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm: công tác chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục, năng lực quản lý của người hiệu trưởng, năng lực của đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, nhận thức và sự tham gia cha mẹ học sinh và cộng đồng. Nhà quản lý nhà trường cần nắm được những đặc trưng này để vận dụng triệt để vào công tác quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học sẽ mang lại chất lượng và hiệu quả tối đa cho hoạt động trải nghiệm.

Đây là những luận cứ cơ bản, là cơ sở để tác giả xem xét, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp Hanoi Adelaide School, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC TẠI TRƢỜNG PTLC H.A.S THEO CHƢƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BAN HÀNH NĂM 2018

2.1. Giới thiệu về trƣờng PTLC H.A.S

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 41 - 44)