Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 84 - 89)

và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018

a) Mục tiêu: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mới mẻ, vì vậy Nhà trường cần giúp đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu biết sâu sắc về hoạt động trải nghiệm, và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, tạo mối quan hệ giữa các lực lượng để các bên hợp tác với nhau, giúp cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt được hiệu quả mong muốn.

b) Nội dung thực hiện:

○ Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, có chủ trương đúng đắn để định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

○ Tổ chức tuyên truyền vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và tầm quan trọng của đội ngũ

giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục khác đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm.

c) Cách thức thực hiện

○ Đối với đội ngũ quản lý, cán bộ, giáo viên nhà trường

Kết quả khảo sát cho thấy, khá nhiều giáo viên chỉ đồng ý một phần với vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm. Có đến 40% giáo viên chỉ đồng ý một phần với nội dung “hoạt động trải nghiệm giúp phát triển năng lực của học sinh” và 48.65% chỉ đồng ý một phần với nội dung “hoạt động trải nghiệm giúp phát triển phẩm chất của học sinh”. Đội ngũ giáo viên là những người triển khai trực tiếp hoạt động trải nghiệm nhưng không đánh giá đúng hoàn toàn vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sẽ khiến hoạt động trải nghiệm không thể phát huy tối đa hiệu quả trong mục tiêu này. Vì vậy, hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường cần nghiên cứu đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hoạt động trải nghiệm và là người tạo ra phong trào, sử dụng các hình thức, phương pháp làm cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhận thức hoàn toàn đúng đắn, như sau:

(1) Xây dựng nội dung, phổ biến kiến thức về hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học (đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp tổ chức và loại hình hoạt động, đánh giá, hướng dẫn thực hiện,...) cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của mình trong các hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực. Nội dung này cần được đưa vào nội dung đào tạo hội nhập cho nhân sự mới, và được tổ chức định kỳ hàng quý thông qua các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm,...

(2) Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động trải nghiệm thông qua các buổi họp định

kỳ, họp giao ban, ... cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

(3) Hiệu trưởng, đội ngũ quản lý Nhà trường là tấm gương, thường xuyên thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm để đội ngũ cán bộ, giáo viên noi theo. Khi nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động trải nghiệm, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ coi trọng hoạt động trải nghiệm và có trách nhiệm tự trau dồi, nâng cao chất lượng chuyên môn, đầu tư công sức, nhiệt huyết khi tổ chức mỗi hoạt động trải nghiệm.

(4) Cung cấp tài liệu về hoạt động trải nghiệm trong thư viện nhà trường để cán bộ, giáo viên tham khảo.

(5) Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm... để có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời, giúp giáo viên có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, từ đó có những hành động thiết thực trong tổ chức hoạt động trải nghiệm.

○ Đối với cha mẹ học sinh: sự phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường rất quan trọng để đảm bảo mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, vì vậy, cha mẹ học sinh cần được tuyên truyền về sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Nhà trường có thể tổ chức các buổi họp, tọa đàm định kỳ trực tiếp hoặc trực tuyến để cung cấp kiến thức cho phụ huynh về hoạt động trải nghiệm. Hàng tháng, nhà trường gửi tới cha mẹ học sinh kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong tháng, mục tiêu và nội dung của hoạt động trải nghiệm và những nội dung cần sự phối hợp của gia đình để mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh. Sau khi kết thúc các hoạt động trải nghiệm, nhà trường gửi các đánh giá định kỳ tới cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh thấy được sự tiến bộ, phát triển của con. Nhà trường có thể ghi hình các hoạt động trải nghiệm tiêu biểu và gửi cho cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh nắm được các hoạt động của con tại trường, từ đó xây dựng được niềm tin của cha mẹ học sinh, cũng như huy động được sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Ngoài ra, nhà trường cũng có thể mời cha mẹ học sinh cùng tham gia hoạt động trải nghiệm với học sinh để từ đó có cái nhìn, cảm nhận đúng đắn về hoạt động trải nghiệm như: tổ chức Tham quan di tích lịch sử, tổ chức ngày hội Tết,...

○ Đối với học sinh: phần lớn học sinh tiểu học đều không nhận thức được hết vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của các em. Một số em chỉ xem như hoạt động vui chơi, giải trí. Vì vậy, việc giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm là vô cùng cấp thiết. Trước mỗi hoạt động, giáo viên cần giải thích cụ thể cho học sinh về ý nghĩa của từng hoạt động và có các biện pháp tạo động lực để các em tích cực tham gia (ví dụ tổ chức các hoạt động có sự cạnh tranh, có phần thưởng để khích lệ,..). Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào tất cả quá trình của hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động,... Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm và lớp chịu trách nhiệm tổ chức một buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc giáo viên giao cho học sinh tự lên kế hoạch và tổ chức một buổi sinh hoạt lớp. Giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ học sinh tham gia tổ chức và thực hiện đầy đủ các bước cơ bản của một hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức, niềm yêu thích với các hoạt động trải nghiệm.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo điều chỉnh chương trình hoạt động trải nghiệm bám sát theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

a) Mục tiêu: Trong các năm học trước, hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học của trường PTLC H.A.S chủ yếu tập trung vào hoạt động giáo dục theo chủ đề và tập trung phát triển 04 nhóm năng lực theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Từ tháng 9/2020, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương

trình mới, với bộ sách giáo khoa mới trong đó có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo điều chỉnh chương trình hoạt động trải nghiệm hiện tại của Nhà trường phù hợp với sách giáo khoa, áp dụng lần lượt cho các khối lớp theo tiến độ đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Nội dung thực hiện: Điều chỉnh khung chương trình hoạt động trải nghiệm lớp 1 với 105 tiết, và được thực hiện trong 03 loại hình bắt buộc: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ, 35 tiết sinh hoạt lớp, 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ sẽ được kết hợp với hoạt động trải nghiệm cho học sinh các khối lớp khác để phù hợp với điều kiện của nhà trường. Điều chỉnh tiêu chí đánh giá từ góc độ của học sinh, của cha mẹ học sinh và giáo viên cho từng hoạt động lớn và các hoạt động học tập nhỏ theo chuẩn phẩm chất, năng lực của chương trình hoạt động trải nghiệm và bốn nhóm năng lực chính theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

c) Cách thức thực hiện

○ Chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng và điều phối viên chuyên trách nghiên cứu công văn chỉ đạo Hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 19/8/2019, sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm lớp 1 và các tài liệu hướng dẫn, gồm có SKG Hoạt động trải nghiệm 1 trong bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Đinh Thị Kim Thoa-chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam), SGK Hoạt động trải nghiệm 1-Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực (Lưu Thu Thuỷ-tổng chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam), Tài liệu tập huấn tổ chức dạy học theo sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực-Hoạt động trải nghiệm 1, Các bài giảng điện tử, tiết giảng minh hoạ,.. trên trang Học liệu điện tử minh hoạ bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực,…

lớp 1, xây dựng chương trình chi tiết cho hoạt động trải nghiệm, gồm có: chủ đề tháng trải nghiệm, chủ đề tuần trải nghiệm, nội dung chi tiết từng tuần và từng tiết trải nghiệm bám sát theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm. Xây dựng quy trình buổi sinh hoạt dưới cờ, quy trình buổi sinh hoạt lớp và nội dung gợi ý cụ thể cho các hoạt động của từng tiết. Điều chỉnh quy trình buổi hoạt động giáo dục theo chủ đề của học sinh lớp 1 kết hợp với các khối lớp khác.

○ Chỉ đạo chuẩn bị các phương tiện, thiết bị dạy học, CSVC đáp ứng chương trình hoạt động trải nghiệm.

○ Chỉ đạo điều chỉnh rubric đánh giá từ góc độ của học sinh, của cha mẹ học sinh và giáo viên cho từng hoạt động lớn và các hoạt động học tập nhỏ, theo chuẩn phẩm chất, năng lực của chương trình hoạt động trải nghiệm và bốn nhóm năng lực chính theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Từ kết quả đánh giá, xây dựng định hướng, hướng dẫn giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của học sinh để phát triển về năng lực và phẩm chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)