hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
a) Mục tiêu
Tăng cường kiểm tra đánh giá chất lượng việc thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh để đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm, qua đó kịp thời khen thưởng phát huy các thành tích; hỗ trợ, tư vấn, điều chỉnh kịp thời các sai lệch để đảm bảo các hoạt động được thực hiện đúng hướng và đảm bảo
chất lượng, tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức và tham gia hoạt động trải nghiệm của các bên tham gia.
b) Nội dung thực hiện
Nhà trường cần xây dựng lực lượng kiểm tra, tiêu chí kiểm tra và các phương án khen thưởng, phương án hỗ trợ tư vấn trong các tình huống cần giúp đỡ, điều chỉnh. Coi trọng yếu tố tư vấn cho giáo viên, để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm thì phải làm những gì? Làm như thế nào?
c) Cách thức thực hiện
○ Hiệu trưởng cần xác định rõ mục tiêu của việc đánh giá hoạt động trải nghiệm gồm các nội dung:
○ Chỉ đạo xây dựng tiêu chí cho các năng lực học sinh cần đánh giá và xác định phương pháp và công cụ đánh giá. Kèm theo đó là ma trận nội dung tư vấn, hướng dẫn, điều chỉnh những tiêu chí được đánh giá thấp.
○ Chỉ đạo xây dựng tiêu chí đánh giá chương trình hoạt động trải nghiệm và phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp. Kèm theo đó là ma trận nội dụng, hướng dẫn điều chỉnh chương trình hoạt động trải nghiệm.
○ Xây dựng lực lượng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của BGH, với tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên; kiểm tra chéo giữa các giáo viên, kiểm tra việc triển khai các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài giờ học, kiểm tra theo lịch thông báo trước hoặc đột xuất.
○ Xây dựng quy trình kiểm tra toàn bộ hoạt động bao gồm từ quá trình chuẩn bị (trước hoạt động), quá trình triển khai (trong hoạt động), quá trình đánh giá kết quả hoạt động (sau hoạt động).
○ Thu thập phản hồi của học sinh và cha mẹ học sinh để đánh giá giáo viên theo các hình thức: Phỏng vấn, khảo sát, thăm dò ý kiến cha mẹ học sinh....
○ Quay video lại từng tiết dạy hoặc hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở mỗi lần đi kiểm tra để làm tư liệu cho các giáo viên tham khảo và giới thiệu với cha mẹ học sinh.
○ Đánh giá kết quả thực hiện phải khách quan, công bằng, kết quả đánh giá phải được công khai, gửi tới từng giáo viên kèm theo tư vấn, hướng dẫn điều chỉnh (nếu cần).
○ Đánh giá xếp loại theo từng tháng để giáo viên kịp thời điều chỉnh trong tháng tiếp theo, có chính sách khen thưởng, ghi nhận đánh giá thi đua để giáo viên có động lực triển khai tốt hoạt động trải nghiệm.