Quản lý phương pháp tổ chức và các loại hình hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nội dung đã xây dựng, hiệu trưởng cần:

 Xây dựng cơ cấu nhân sự tổ chức hoạt động trải nghiệm

o Phân công cán bộ quản lý nhà trường phụ trách trực tiếp các hoạt động trải nghiệm.

o Phân công giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chính trong hoạt động trải nghiệm nên hiệu trưởng cần căn cứ vào năng lực, chuyên môn của giáo viên chủ nhiệm để phân công phù hợp.

o Phân công đội ngũ giáo viên khác phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm (Giáo viên thể dục, giáo viên mỹ thuật, giáo viên âm nhạc, giáo viên tổng phụ trách đội).

 Xác định nhóm phương thức phù hợp với từng loại hình hoạt động. Mỗi nhóm phương thức đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định, cần vận dụng linh hoạt, phối kết hợp các nhóm phương thức để mang lại hiệu quả cao nhất.

 Thống nhất quy trình phối hợp giữa các bên liên quan: giữa giáo viên và giáo viên, giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, với các tổ chức đoàn, đội và các lực lượng khác như công an địa phương-đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống xâm hại, bảo vệ bản thân; Trung tâm y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ định kì cho học sinh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm; các tổ chức Đoàn địa phương để tổ chức các phòng trào Đoàn-Đội, hỗ trợ nhà

trường tổ chức các hoạt động giáo dục ở địa phương trong các tháng hè, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động công ích bảo vệ môi trường,…

 Chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm

o Chỉ đạo tổ chuyên môn đào tạo giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên liên quan về hoạt động trải nghiệm. Dự giờ các hoạt động để đánh giá, góp ý, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

o Bồi dưỡng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, nâng cao năng lực, kỹ năng và chuyên môn của giáo viên đáp ứng nhu cầu khi triển khai hoạt động trải nghiệm.

o Chỉ đạo giáo viên quản lý học sinh về thái độ, nề nếp, tinh thần tích cực và đảm bảo an toan cho học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.

o Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hướng dẫn giáo viên sử dụng thiết bị. Huy động cộng đồng, phối hợp với cộng đồng để khai thác cơ sở vật chất sẵn có của địa phương (nhà văn hoá, sân vận động, trang trại, nhà máy,…). Xây dựng các điều kiện đảm bảo an toàn cho học sinh (biển báo, nội quy,…).

o Chỉ đạo tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, yêu cầu trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái, thống nhất trong việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường và kêu gọi sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh về kinh phí, cơ sở vật chất, sức lực,..trong các hoạt động cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)