Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 77)

Hoạt động trải nghiệm được Nhà trường chú trọng và là một trong những hoạt động giáo dục quan trọng trong chương trình giáo dục của Nhà trường. Chính vì vậy, Nhà trường đã có những đầu tư nhất định cho hoạt động trải nghiệm như đội ngũ chuyên trách xây dựng và triển khai chương trình, kinh phí, không gian, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động. Khung chương trình và nội dung chương trình, quy trình thực hiện được xây dựng bài bản, hướng dẫn cụ thể, chi tiết tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ triển khai.

Phần lớn cán bộ, giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh cấp tiểu học.

Đa số cha mẹ học sinh quan tâm tới các hoạt động trải nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí, tham gia cùng các con trong các hoạt động trải nghiệm và nhiệt tình phản hồi khảo sát của nhà trường sau các hoạt động trải nghiệm.

Hầu hết học sinh đều hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm. Học sinh có cơ hội giao lưu, vui chơi với nhau, thư giãn thoải mái sau những giờ học trên lớp. Nhờ đó các em học sinh hoà đồng, gắn bó với nhau và gắn bó với trường lớp hơn.

Hình 2.2. Trải nghiệm “Bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí”

Hình 2.3. Trải nghiệm “Kỹ năng sinh tồn” - thực hành qua đường cho học sinh lớp 1

Hình 2.4. Trải nghiệm “Thực hành Tết xưa” 2.5.2. Những mặt hạn chế

Một số giáo viên chưa có hiểu biết sâu về hoạt động trải nghiệm mà chỉ thực hiện theo quy trình hướng dẫn nên một số hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.

Một số cha mẹ học sinh còn cho rằng hoạt động trải nghiệm chỉ là hoạt động vui chơi giải trí, giúp học sinh giao lưu, thư giãn sau giờ học nên cho học sinh tham gia chưa đầy đủ, nghiêm túc hoặc không muốn cho con tham gia.

Khung chương trình hoạt động trải nghiệm tập trung vào hoạt động giáo dục theo chủ đề (10 chủ đề/năm học) với quy mô tổ chức toàn trường với nguồn kinh phí và nguồn nhân lực lớn cho mỗi hoạt động. Một số hoạt động chưa thực sự phù hợp với lứa tuổi học sinh (phù hợp với học sinh lớp 1 nhưng quá dễ với học sinh lớp 3). Nhà trường nên nghiên cứu xây dựng thêm hình thức sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, áp dụng cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021, để giảm bớt chi

phí, nguồn lực và điều chỉnh được các hoạt động phù hợp với từng khối lớp, lứa tuổi của học sinh.

Nhà trường chưa chú trọng huy động nguồn lực của cha mẹ học sinh, nguồn lực địa phương và các lực lượng xã hội khác trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, dẫn đến áp lực về mặt tài chính, nguồn nhân lực cho Nhà trường.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Đội ngũ cán bộ chuyên trách xây dựng chương trình còn hạn chế về năng lực, chưa được đào tạo bài bản và tại thời điểm xây dựng chương trình chưa có sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm chính thức, chưa có nhiều tài liệu tham khảo.

Đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mới được đưa vào chương trình giáo dục của nhà trường nên cần thời gian để đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh làm quen, hình thành sự quan tâm cần thiết.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường PTLC H.A.S, tác giả nhận thấy rằng công tác quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học được Nhà trường chú trọng quan tâm. Nhà trường đã có sự đầu tư về tài chính, nguồn lực, cơ sở vật chất, thiết bị, giúp cho hoạt động trải nghiệm đạt được những kết quả nhất định. Nhưng trong quá trình triển khai tổ chức còn có điểm chưa phù hợp, chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018. Một bộ phận lực lượng giáo dục (giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh) chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Khung chương trình và nội dung hoạt động trải nghiệm còn hạn chế, chưa bám sát khung nội dung yêu cầu cần đạt và các loại hình hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường chưa chú trọng đến việc huy động sự phối hợp của cha mẹ học sinh và các nguồn lực giáo dục khác khi triển khai các hoạt động trải nghiệm.

Đây chính là những luận chứng cần thiết để tác giả đề xuất những biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường PTLC H.A.S ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CẤP TIỂU HỌC TẠI TRƢỜNG PTLC H.A.S THEO CHƢƠNG

TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BAN HÀNH NĂM 2018

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”. Trong văn bản hướng dẫn Chương trình Giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã quy định rõ mục tiêu hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học là “Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề.”

Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường PTLC H.A.S cần đảm bảo hướng tới những mục tiêu này.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Các biện pháp quản lý phải xuất phát từ thực tiễn, từ thực trạng quản lý, hướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường PTLC H.A.S.

Các biện pháp được đề xuất cần phù hợp với năng lực quản lý của người quản lý, năng lực triển khai của đội ngũ giáo viên, điều kiện CSVC, tài chính của nhà trường, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh và cộng đồng.

3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Học sinh mỗi cấp học khác nhau có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, học sinh đầu cấp cũng khác với học sinh cuối cấp. Chương trình hoạt động trải nghiệm cần được thiết kế phù hợp với thể chất và tâm lý mỗi lứa tuổi học sinh để khai thác được các mặt mạnh của học sinh, thúc đẩy học sinh hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4. Đảm bảo sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ và khuyến khích sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đảm bảo giáo dục được đồng nhất, xuyên suốt, phát huy tối đa hiệu quả.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trƣờng PTLC H.A.S theo chƣơng trình giáo dục phổ thông ban hành tại trƣờng PTLC H.A.S theo chƣơng trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo và ngoài nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018

a) Mục tiêu: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục mới mẻ, vì vậy Nhà trường cần giúp đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh hiểu biết sâu sắc về hoạt động trải nghiệm, và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, tạo mối quan hệ giữa các lực lượng để các bên hợp tác với nhau, giúp cho các hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt được hiệu quả mong muốn.

b) Nội dung thực hiện:

○ Hiệu trưởng cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, có chủ trương đúng đắn để định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

○ Tổ chức tuyên truyền vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh và tầm quan trọng của đội ngũ

giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các lực lượng giáo dục khác đối với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm.

c) Cách thức thực hiện

○ Đối với đội ngũ quản lý, cán bộ, giáo viên nhà trường

Kết quả khảo sát cho thấy, khá nhiều giáo viên chỉ đồng ý một phần với vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm. Có đến 40% giáo viên chỉ đồng ý một phần với nội dung “hoạt động trải nghiệm giúp phát triển năng lực của học sinh” và 48.65% chỉ đồng ý một phần với nội dung “hoạt động trải nghiệm giúp phát triển phẩm chất của học sinh”. Đội ngũ giáo viên là những người triển khai trực tiếp hoạt động trải nghiệm nhưng không đánh giá đúng hoàn toàn vai trò của hoạt động trải nghiệm với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sẽ khiến hoạt động trải nghiệm không thể phát huy tối đa hiệu quả trong mục tiêu này. Vì vậy, hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường cần nghiên cứu đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hoạt động trải nghiệm và là người tạo ra phong trào, sử dụng các hình thức, phương pháp làm cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên có nhận thức hoàn toàn đúng đắn, như sau:

(1) Xây dựng nội dung, phổ biến kiến thức về hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học (đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp tổ chức và loại hình hoạt động, đánh giá, hướng dẫn thực hiện,...) cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của mình trong các hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tích cực. Nội dung này cần được đưa vào nội dung đào tạo hội nhập cho nhân sự mới, và được tổ chức định kỳ hàng quý thông qua các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu về hoạt động trải nghiệm, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm,...

(2) Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động trải nghiệm thông qua các buổi họp định

kỳ, họp giao ban, ... cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

(3) Hiệu trưởng, đội ngũ quản lý Nhà trường là tấm gương, thường xuyên thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng vai trò của hoạt động trải nghiệm để đội ngũ cán bộ, giáo viên noi theo. Khi nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động trải nghiệm, chắc chắn mỗi cá nhân sẽ coi trọng hoạt động trải nghiệm và có trách nhiệm tự trau dồi, nâng cao chất lượng chuyên môn, đầu tư công sức, nhiệt huyết khi tổ chức mỗi hoạt động trải nghiệm.

(4) Cung cấp tài liệu về hoạt động trải nghiệm trong thư viện nhà trường để cán bộ, giáo viên tham khảo.

(5) Thường xuyên theo dõi tư tưởng, thái độ của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm... để có sự hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời, giúp giáo viên có nhận thức, suy nghĩ đúng đắn, từ đó có những hành động thiết thực trong tổ chức hoạt động trải nghiệm.

○ Đối với cha mẹ học sinh: sự phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường rất quan trọng để đảm bảo mục tiêu của hoạt động trải nghiệm, vì vậy, cha mẹ học sinh cần được tuyên truyền về sự cần thiết của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Nhà trường có thể tổ chức các buổi họp, tọa đàm định kỳ trực tiếp hoặc trực tuyến để cung cấp kiến thức cho phụ huynh về hoạt động trải nghiệm. Hàng tháng, nhà trường gửi tới cha mẹ học sinh kế hoạch hoạt động trải nghiệm trong tháng, mục tiêu và nội dung của hoạt động trải nghiệm và những nội dung cần sự phối hợp của gia đình để mang lại hiệu quả tốt nhất cho học sinh. Sau khi kết thúc các hoạt động trải nghiệm, nhà trường gửi các đánh giá định kỳ tới cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh thấy được sự tiến bộ, phát triển của con. Nhà trường có thể ghi hình các hoạt động trải nghiệm tiêu biểu và gửi cho cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh nắm được các hoạt động của con tại trường, từ đó xây dựng được niềm tin của cha mẹ học sinh, cũng như huy động được sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Ngoài ra, nhà trường cũng có thể mời cha mẹ học sinh cùng tham gia hoạt động trải nghiệm với học sinh để từ đó có cái nhìn, cảm nhận đúng đắn về hoạt động trải nghiệm như: tổ chức Tham quan di tích lịch sử, tổ chức ngày hội Tết,...

○ Đối với học sinh: phần lớn học sinh tiểu học đều không nhận thức được hết vai trò, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của các em. Một số em chỉ xem như hoạt động vui chơi, giải trí. Vì vậy, việc giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm là vô cùng cấp thiết. Trước mỗi hoạt động, giáo viên cần giải thích cụ thể cho học sinh về ý nghĩa của từng hoạt động và có các biện pháp tạo động lực để các em tích cực tham gia (ví dụ tổ chức các hoạt động có sự cạnh tranh, có phần thưởng để khích lệ,..). Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào tất cả quá trình của hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kỹ năng đánh giá hoạt động,... Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm và lớp chịu trách nhiệm tổ chức một buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc giáo viên giao cho học sinh tự lên kế hoạch và tổ chức một buổi sinh hoạt lớp. Giáo viên giúp đỡ, hỗ trợ học sinh tham gia tổ chức và thực hiện đầy đủ các bước cơ bản của một hoạt động trải nghiệm. Nhờ đó, sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức, niềm yêu thích với các hoạt động trải nghiệm.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo điều chỉnh chương trình hoạt động trải nghiệm bám sát theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

a) Mục tiêu: Trong các năm học trước, hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học của trường PTLC H.A.S chủ yếu tập trung vào hoạt động giáo dục theo chủ đề và tập trung phát triển 04 nhóm năng lực theo mục tiêu giáo dục của nhà trường. Từ tháng 9/2020, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương

trình mới, với bộ sách giáo khoa mới trong đó có sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, hiệu trưởng cần chỉ đạo điều chỉnh chương trình hoạt động trải nghiệm hiện tại của Nhà trường phù hợp với sách giáo khoa, áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học tại trường phổ thông liên cấp hanoi adelaide school (h a s), phường kim liên, quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 77)