4.2.3 .Giải pháp tăng độ tin cậy của dịch vụ TTKDTM
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị đối với BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển chi nhánh Tràng An. Để góp phần thúc đẩy cho chi nhánh ngày một phát triển cần kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam như sau:
Xây dựng hệ thống ngân hàng đủ tiềm lực về vốn, năng lực quản lý, về năng lực tài chính cũng như về công nghệ hạ tầng kỹ thuật,... để cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh của ngân hàng có ý nghĩa quyết định hiệu quả vốn đầu tư, quyết định đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Trên thực tế, một số ngân hàng đã bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào phần mềm ứng dụng nhưng không mang lại hiệu quả, do tính không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu hoặc không có liên kết với hệ thống bên ngoài. Đây là một trong những tính năng quan trọng, nhất là đối với hoạt động ngân hàng, sự liên kết nối mạng trong hệ thống thanh toán mang tính tất yếu.
Hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ: BIDV cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cao nhất của khách hàng, đưa việc quản lý chất lượng trở thành công việc thương xuyên và phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế, tăng cường sức cạnh tranh, đồng thời là bước chuẩn hóa để vươn ra thị trường tài chính quốc tế.
BIDV nên rà soát lại các quy chế, quy định còn bất cập, rườm rà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh cho ngân hàng cũng như nâng cao vai trò quản trị rủi ro trong công nghệ.
Tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ ngân hàng để mọi người được biết, hiểu và tham gia sử dụng. Tăng cường chất lượng dịch vụ vì đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Một dịch vụ thanh toán có chất lương cao không chỉ ở quy trình giao dịch thuận tiện, đơn giản mà còn cần chú ý đến thái độ hòa nhã và tác phong chuyên nghiệp của các nhân viên ngân hàng. Do vậy, cần quan tâm đến việc đào tạo các thanh toán viên về chuẩn mực trong phong cách giao dịch.
Cần phải có chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực cho toàn hệ thống, tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, phải có chính sách để thu hút nhân tài, hiểu biết về kỹ thuật tin học và có thái độ phục vụ tốt. Đối với những cán bộ chủ chốt thì không chỉ đào tạo về chuyên môn mà còn phải bồi dưỡng cả những kiến thức về quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh, lý luận chính trị… Cần phải áp dụng những phước thức đào tạo thực tế với công việc, tình huống để khuyến khích luyện tập khả năng tư duy độc lập.
Tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác của các Ngân hàng nước ngoài với các chương trình hoạt động cụ thể của Ngân hàng như chương trình đào tạo, chương trình hiện đại hoá thiết bị xử lý thông tin…
Cần xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng, coi sự thành công của khách hàng là sự thành công của ngân hàng. Vì vậy cần quan tâm chính sách phù hợp nhằm củng cố niềm tin với khách hàng, giữ khách hàng ở lại với mình bằng
hành động thực tế, đồng thời tìm mọi cách để mở rộng số lượng khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi và vay vốn. Có một số khách hàng lớn, khách hàng trung thành chắc chắn ngân hàng sẽ mở rộng được doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó tăng cường thu nhập thông qua dịch vụ thanh toán và dich vụ ngân quỹ.
Xây dựng chế độ tiền lương hợp lý: Tháng 01/2020 BIDV đã xây dựng cơ chế tiền lương mới, theo đó tiền lương dựa vào hiệu quả công việc, tính chất công việc, trình độ năng lực và mức độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên. Bên cạnh đó, cần có các hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những cá nhân có thành tích tốt, có sáng kiến đóng góp vào sự tăng trưởng của ngân hàng, có khả năng phát triển được nhiều khách hàng. Đồng thời, BIDV cũng cần đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi gian lận, coi thường khách hàng... đặc biệt các hành vi lợi dụng công nghệ gian lận.
Duy trì tổ chức công tác đào tạo, học tập văn bản, huấn luyện nghiệp vụ, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân hàng đến với tất cả cán bộ nhân viên không phân biệt chuyên môn, nghiệp vụ đều phải nắm vững và nắm rõ quy trình, tính năng, tiện ích của từng sản phẩm, dịch vụ để giải thích, hướng dẫn, quảng bá sản phẩm tới từng đối tượng khách hàng.
Như vậy, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV Tràng An, từ việc đánh giá được mặt hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị cũng là gợi ý cho chính sách quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác phát triển dịch vụ TTKDTM của BIDV Tràng An trong thời gian tới.
PHẦN KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đã được hội nhập, đặc biệt Việt Nam cam kết từng bước mở cửa thị trường tài chính trong nước, các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trong nước dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Đứng trước tình hình đó, các ngân hàng trong nước đã không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng, cũng như tăng cường uy tín, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, gia tăng cũng cấp các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh bảo đảm vị thế vững chắc trên thị trường. Một trong số công tác đó là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giúp nền kinh tế tiết giảm chi phí, đẩy nhanh quá trình lưu thông tiền tệ. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An”. Trên cơ sở mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đề cập và giải quyết những nội dung như sau:
1. Thứ nhất: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại;
2. Thứ hai: Phân tích đánh giá sâu sắc thực trạng tình hình phát triển TTKDTM đối với khách hàng cán nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, từ những khó khăn và hạn chế còn tồn tại về dịch vụ TTKDTM đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này một cách bền vững. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành chi nhánh TOP đầu địa bàn, phù hợp với định hướng của BIDV và đẩy nhanh quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới.
Luận văn trên là kết quả đạt được của tác giả từ việc nghiên cứu lý luận và thực tế trong thời gian công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An.
Bởi tính phức tạp và biến động thường xuyên của thị trường tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân cần được nghiên cứu sâu hơn và đồng bộ hơn để đạt được hiệu quả cao. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này.
Qua đây, một lần nữa, tác giả xin gửi lời chân thành cảm ơn đến TS Hoàng Khắc Lịch, các thầy cô giáo khoa Tài chính-Ngân hàng và bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả luận văn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Lã Thị Kinh Anh, 2015, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thái Nguyên. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2017, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.Vũ Phương Thảo, 2016, Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Trung Yên. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Hoài Linh, 2018, Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Quảng Trị. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế Huế - Đại học Huế.
5. Nguyễn Thùy Dung, 2018, Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Quảng Trị. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại Học Kinh tế Huế - Đại học Huế.
6. Nguyễn Thị Quy, 2008, Dịch vụ Ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
7. Trần Thị Xuân Hương, 2012, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Hồ Chí Minh: Nxb Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019.
9.Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An, Mức độ hài lòng của khách hàng 2017, 2018, 2019.
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chất lượng dịch vụ năm 2017, 2018, 2019.