Phương pháp phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 38 - 40)

Phương pháp phân tích tổng hợp: là công cụ quan trọng trong nghiên cứu và quản lý, được vận dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi một công trình nghiên cứu tiếp cận theo những giác độ nhất định, là những cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng để phát triển nhằm hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú có thể chỉ ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

Theo hướng phân tích đối tượng nghiên cứu được tách ra làm nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng. Do việc phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát và biết được những nhân tố nổi trội nào tác động đến đối tượng nghiên cứu. Mức độ chi tiết trong việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng

phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trường hợp điều đó không thể thực hiện và nếu thực hiện được thì có nhiều khả năng làm nhiễu quyết định khác.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra các khái quát. Từ những kết quả phân tích từng mặt, phải tổng hợp lại để tìm ra bản chất, rút ra kết luận của những thay đổi ảnh hưởng đến giá trị của các nhân tố.

Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện tại của đơn vị, tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2017-2019 theo các tiêu chí đánh giá tình hình kinh doanh và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tương đối giữa các thời kỳ.

Phương pháp này đơn giản, dễ làm do có phần mềm hỗ trợ tính toán, vẽ đồ thị, biểu đồ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên hạn chế về số liệu làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTKDTM và tính hiệu quả của nó.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong 3 chương:

Chương 1: Thông qua việc phân tích kết quả các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động phát triển TTKDTM tại ngân hàng thương mại, tác giả đã tổng hợp lại, kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời tìm ra những khoảng trống cho nghiên cứu của mình.

Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động phát triển TTKDTM đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng, tác giả đã chia hoạt động phát triển TTKDTM thành nhiều nhân tố nhỏ, theo các hướng cấu thành khác nhau, sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá theo từng mặt cụ thể, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến từng mặt. Sau đóm tổng hợp lại kết quả phân tích để đánh giá khái quát hạo động phát triển TTKDTM, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các giải pháp và khuyến nghị ở chương 4.

Trong chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp để xây dựng các giải pháp phát triển TTKDTM đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An. Các giải pháp khác đồng bộ, không trùng lặp và có khả năng thực hiện ở chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 38 - 40)