Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 37)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

2.3.1 Phương pháp phân tích thông kê, mô tả

Phương pháp thống kê, mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Nhiệm vụ của thống kê là thu thập, phân tích, suy luận hay giải thích thể hiện các số liệu. Trên cơ sở này thống kê đưa ra những dự báo từ việc phân tích số liệu. Thống kê được ứng dụng rộng rãi trong các nganh khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trong nghiên cứu con người, trong công tác quản trị điều hành kinh doanh…

Thống kê mô tả là bước đầu tiên của thống kê, có mục đích thu thập và hệ thống hóa số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu.

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu:

- Tình hình hoạt động của BIDV Tràng An gồm các chỉ tiêu: Huy động vốn, dư nợ, lợi nhuận, nợ xấu, số lượng cán bộ.

- Tình hình hoạt động TTKHTM thông qua báo cáo hàng năm của Chi nhánh. Sau khi thu thập, các số liệu này được hệ thống hóa dưới dang bảng biểu. Nguồn số liệu được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động thanh toán của BIDV Tràng An từ năm 2017-2019.

2.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp: là công cụ quan trọng trong nghiên cứu và quản lý, được vận dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi một công trình nghiên cứu tiếp cận theo những giác độ nhất định, là những cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng để phát triển nhằm hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp phong phú có thể chỉ ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

Theo hướng phân tích đối tượng nghiên cứu được tách ra làm nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng. Do việc phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát và biết được những nhân tố nổi trội nào tác động đến đối tượng nghiên cứu. Mức độ chi tiết trong việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng

phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trường hợp điều đó không thể thực hiện và nếu thực hiện được thì có nhiều khả năng làm nhiễu quyết định khác.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra các khái quát. Từ những kết quả phân tích từng mặt, phải tổng hợp lại để tìm ra bản chất, rút ra kết luận của những thay đổi ảnh hưởng đến giá trị của các nhân tố.

Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện tại của đơn vị, tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2017-2019 theo các tiêu chí đánh giá tình hình kinh doanh và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tương đối giữa các thời kỳ.

Phương pháp này đơn giản, dễ làm do có phần mềm hỗ trợ tính toán, vẽ đồ thị, biểu đồ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên hạn chế về số liệu làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động TTKDTM và tính hiệu quả của nó.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong 3 chương:

Chương 1: Thông qua việc phân tích kết quả các vấn đề nghiên cứu liên quan đến hoạt động phát triển TTKDTM tại ngân hàng thương mại, tác giả đã tổng hợp lại, kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời tìm ra những khoảng trống cho nghiên cứu của mình.

Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động phát triển TTKDTM đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng, tác giả đã chia hoạt động phát triển TTKDTM thành nhiều nhân tố nhỏ, theo các hướng cấu thành khác nhau, sử dụng các bộ chỉ tiêu để đánh giá theo từng mặt cụ thể, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến từng mặt. Sau đóm tổng hợp lại kết quả phân tích để đánh giá khái quát hạo động phát triển TTKDTM, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra các giải pháp và khuyến nghị ở chương 4.

Trong chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp để xây dựng các giải pháp phát triển TTKDTM đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An. Các giải pháp khác đồng bộ, không trùng lặp và có khả năng thực hiện ở chi nhánh.

2.3.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định cu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số liệu gốc để so sánh, xác định điều kiện và mục tiêu để so sánh.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu đánh giá phát triển TTKDTM đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An (Doanh số TTKHTM, sản phẩm dịch vụ, tỷ trọng….) Số liệu so sánh của năm 2017 so với năm 2018, năm 2018 so với năm 2019. Kết quả so sánh được thể hiện dưới dạng số tương đối, tuyệt đối để thấy được sự thay đổi, cũng như sự biến động của các chỉ tiêu qua từng năm.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TRÀNG AN 3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An

3.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An

3.1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 theo Nghị định 177/TTg thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện nhiệm vụ cung ứng và quản lý vốn ngân sách nhà nước cho công cuộc xây dựng, tái thiết ở miền Bắc và góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Xuyên suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng đã mang 04 tên gọi và thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước:

Năm 1981: Được đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 1990: Được đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và phát triển Việt Nam . Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại.

Tháng 5/2012: Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

Từ một ngân hàng chỉ thực hiện nhiệm vụ cấp phát và giám đốc vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đến nay BIDV đã trở thành một định chế tài chính hàng đầu đất nước, hoạt động đa năng, hiện đại; từ quy mô khiêm tốn với 11 chi nhánh và 200 cán bộ đã trở thành một hệ thống lớn mạnh với hơn 1.000 chi nhánh/PGD, trên 15.000 ATM/POS và hơn 24.000 cán bộ chuyên nghiệp, dạn dày kinh nghiệm.

Đến cuối 2019, tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷ đồng, giữ vững vị trí ngân hàng dẫn đầu về quy mô; quy mô tiền gửi và dư nợ đều vượt trên 1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất toàn hệ thống đạt 9.473 tỷ đồng. Uy tín, thương hiệu BIDV tiếp tục

nâng cao với việc được các tổ chức định hạng nâng hạng tín nhiệm; được Ngân hàng Phát triển Châu Á xác định là đối tác hàng đầu tại Việt Nam; được vinh danh “Top 2.000 công ty đại chúng quyền lực nhất thế giới”, “Top 400 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới”; “Top 15 công ty có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam”, “Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam”...

Phát huy vai trò là Ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu lớn của Nhà nước, giữ vững vị thế Ngân hàng chủ lực, có trách nhiệm của quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, tích cực triển khai các chương trình kinh tế trọng điểm, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; chủ động hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng khu vực và quốc tế, xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thân thiện, hiện đại, đẳng cấp hàng đầu khu vực, Top 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á .v.v...

Với tư cách là đơn vị thành viên thuộc BIDV, BIDV Tràng An chính thức khai trương đi vào hoạt động từ 01/11/2013 với định hướng là ngân hàng bán lẻ chuẩn, phù hợp với xu thế chung của các ngân hàng trên địa bàn. Sau 06 năm hoạt động Chi nhánh đã đạt một số kết quả ấn tượng, quy mô hoạt động, nền khách hàng không ngừng gia tăng: đến hết năm 2019 tổng số khách hàng của Chi nhánh đạt gần 50,000 khách hàng, tổng quy mô (huy động, cho vay) gần 9,000 tỷ đồng, Lợi nhuận trước thuế cũng đạt gần 100 tỷ đồng.

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tràng An

- Ban giám đốc

Ban giám đốc của Chi nhánh bao gồm 03 thành viên: Giám đốc Chi nhánh và 02 Phó giám đốc Chi nhánh. Trong đó, Giám đốc Chi nhánh là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc BIDV về toàn bộ hoạt động, kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc theo sự phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được phân công, ủy quyền đó.

Gồm có 02 phòng Quản lý khách hàng phân chia đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với chức năng cơ bản là đầu mối thiết lập quan hệ với khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên mọi mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của BIDV Tràng An.

- Khối quản lý rủi ro (QLRR)

Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của Ngân hàng, là người kiểm soát thứ hai đối với các giao dịch được đề xuất bởi khối quan hệ khách hàng và các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra phòng Quản lý rủi ro còn thực hiện chức năng duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và chức năng kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp

Khối tác nghiệp gồm có 02 phòng: phòng Quản trị tín dụng; phòng Giao dịch khách hàng. Các phòng thuộc khối tác nghiệp là nơi hoàn tất các giao dịch do các phòng Quản lý khách hàng đã thực hiện, đề xuất và được phê duyệt, là bộ phận chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ của ngân hàng như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại. Khối tác nghiệp chính là nơi hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ.

- Khối quản lý nội bộ

Gồm các Quản lý nội bộ sẽ thực hiện các chức năng như: xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc; quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện công tác hậu kiểm; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và công tác hành chính.

- Khối trực thuộc

Khối trực thuộc gồm có bốn phòng Giao dịch, là các đơn vị trực thuộc Chi nhánh và là đại diện theo ủy quyền của Chi nhánh để thực hiện các hoạt động kinh doanh như: huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động khác. Chi nhánh hiện có 05 Phòng giao dịch trú đóng tại các quận nội thành Hà Nội.

Trong đó hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra chủ yếu tại các đơn vị: Phòng Giao dịch, Phòng giao dịch khách hàng, Phòng khách hàng. Với định hướng

hoạt động bán lẻ, cùng với đó các phòng giao dịch của chi nhánh phân bố đều ở khu vực nội thành Hà Nội, tại các khu vực tập trung dân cư đông đúc. Đây có thể xem là yếu tố hết sức thuận lợi và nhiều tiềm năng để Chi nhánh có thể tiếp cận, khai thác nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân.

3.2 Kết quả hoạt động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tràng An giai đoạn 2017-2019 nhánh Tràng An giai đoạn 2017-2019

Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị: Tỷ đồng,%) TT Tên chỉ tiêu TH 2017 TH 2018 TH 2019 %TT so với 2018 Xếp hạng địa bàn A Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,156.1 1,396.5 1,751 25% 30/34 2 Dư nợ bán lẻ cuối kỳ 408.0 446.0 526.5 18% 31/34 3 Huy động vốn cuối kỳ 5,190.9 5,921.6 6 ,071 3% 20/34 4 HĐV bán lẻ cuối kỳ 2,792.0 3,011.0 3,055. 1% 15/34

B Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng

1 Tỷ trọng DN TDH / TDN 74.47

% 73.91% 73.91%

2 Tỷ lệ nợ xấu 2.63% 1.30% 0.95%

3 Tỷ lệ nợ nhóm II 0.16% 0.46% 0.70%

C Các chỉ tiêu hiệu quả

I Tổng TNR các mặt hoạt động 95.75 124.81 152.92 23% 20/34 1 TN từ hoạt động HĐV 69.89 93.28 93.81 1% HĐV bình quân 4742.4 5286.6 5401 2% NIM huy động 1.60% 1.76% 1.74% -1% 2 TN từ hoạt động tín dụng 16.78 22.59 28.15 25% Dư nợ tín dụng bình quân 1023.7 1202.5 1377 15% NIM tín dụng 2% 1.88% 1.98% 5% 3 Thu dịch vụ ròng 12.54 13.82 17.7 28% 4 Thu nợ HTNB 0 0.02 11.03 5 Thu từ hoạt động KDNT và PS 0.9 0.858 0.8 -7% 6 TNR từ hoạt động bán lẻ 52 59.55 66.4 12%

8 DT khai thác phí bảo hiểm 1.2 3 4 33%

II Chi phí quản lý 47.15 54.41 55 1%

III Chênh lệch thu chi 48.59 70.4 93 32% 20/34

IV Trích DPRR 7 18.26 9.2 -50%

TT Tên chỉ tiêu TH 2017 TH 2018 TH 2019 %TT so với 2018 Xếp hạng địa bàn 1.1 LNTT bình quân/người 0.43 0.63 0.98 56% 20/34

(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đoạn 2017-2019 BIDV Tràng An)

Như vậy: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tương đối toàn diện. Các chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đặc biệt là các chỉ tiêu hiệu quả và chất lượng tín dụng, cụ thể như sau:

+) Về hiệu quả hoạt động: Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng, tập thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh đã nỗ lực rất lớn hoàn thành chỉ tiêu hiệu quả, có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Tổng Thu nhập thuần của Chi nhánh đến 31/12/2019 đạt 153 tỷ đồng (tăng trưởng 22.5% so với năm trước), trong đó LNTT đạt 84.5 tỷ, tăng 62% so với năm 2017, hoàn thành 110% KH năm 2018. LNTT/người đạt 0.98 tỷ đồng, tăng trưởng 56% so với năm 2017, đứng thứ 20/34 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

(Đơn vị: tỷ đồng)

Hình 3.1: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Báo cáo KQKD giai đoạn 2017-2019 BIDV Tràng An)

- Về Thu nhập ròng bán lẻ: đạt 66.35 tỷ đồng, hoàn thành 99.1% KH năm

2018, tăng trưởng 11 % so với năm 2017. Các đơn vị có đóng góp lớn như: Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 37)