Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 80 - 82)

Ngân hàng nhà nước có vai trò chủ đạo trong điều tiết các hoạt động của NHTM, điều hành chính sách tiền tệ. Để tạo điều kiện cho các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của mình, đề nghị NHNN:

Thứ nhất, NHNN cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về TTKDTM cho người dân. Thông qua đó cung cấp các thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt, hiểu rõ được những tiện ích và các biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM như: nghiên cứu, xây dựng Luật TTKDTM thay thế Nghị định về TTKDTM, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về thanh toán bằng tiền mặt; trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực thương mại, tín dụng, tài chính ngân hàng..

Thứ ba, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia (hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng); chỉ đạo triển khai và sớm đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ, qua đó thiết lập hạ tầng thanh toán bán

lẻ hiện đại, hoạt động hiệu quả, liên tục, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với chi phí hợp lý của người dân và doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán điện tử, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại nhằm tăng mức độ tiện lợi, giảm chi phí sử dụng và rủi ro, đảm bảo an toàn về tài sản và thông tin của người sử dụng.

Thứ tư, NHNN cần đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị thanh toán:

NHNN cần đẩy nhanh tiến độ việc kết nối liên thông mạng lưới các đơn vị thanh toán chấp nhận thẻ để tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua POS bằng thẻ nội địa trên diện rộng, khắp cả nước. Đồng thời có thể liên kết với các bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương để nghiên cứu, áp dụng quy định bắt buộc thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh như du lịch, thương mại, … Tiếp thu công nghệ hiện đại từ nước ngoài để liên kết máy ATM của các Ngân hàng với nhau. Hiện nay mới chỉ tồn tại một nhóm các Ngân hàng tạo thành tổ chức nhỏ như Banknet hay Smartlink chứ chưa có sự chỉ đạo thống nhất từ một cơ quan có thẩm quyền. Giải quyết được điều này sẽ hạn chế bớt tình trạng bố trí máy ATM bất hợp lý của các Ngân hàng như hiện nay.

NHNN cần phối hợp với Hiệp hội các Ngân hàng để giải quyết tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Ngân hàng như hiện nay trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Tăng cường hợp tác, kết nối với các tổ chức tín dụng quốc tế để tiếp thu công nghệ mới và phương pháp mới trong quản lý Ngân hàng. Ngành Ngân hàng ở nước ta đang trong quá trình hiện đại hóa, tuy đã đạt được một số thanh tựu nhất định tuy nhiên vẫn tương đối lạc hậu và vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa công nghệ ngân hàng nước ta so với các nước phát triển v.

NHNN cần hoàn thiện, nâng cấp hơn nữa chương trình thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng để tạo điều kiện cho các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn được tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại, và đẩy nhanh tốc độ thanh toán vốn của nền kinh tế.

quả; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; giám sát hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo hoạt động đúng quy định:

Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các TCTD cũng như các định chế tài chính khác nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm, từ đó đảm bảo an toàn hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.

Đổi mới phương pháp thanh tra, tiến dần đến thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện quy định về an toàn trong hoạt động thanh toán ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế (Basel 2). Ban hành các quy định mới về đánh giá xếp hạng tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL(S).

Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, đồng thời đẩy mạnh chấn chỉnh tư cách đạo đức của đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ thực hiện các quy trình thanh tra theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 80 - 82)