Các tiêu chí đánh giá về sự phát triển của thanh toán không dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 28 - 30)

tại Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Các chỉ tiêu về số lượng

- Số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM

Là chỉ tiêu cho biết số lượng các dịch vụ và tiện ích TTKDTM mà NHTM cung cấp đến khách hàng.

Sự gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM phản ánh sự phát triển của dịch vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc gia tăng về số lượng sản phẩm TTKDTM sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TTKDTM

Mỗi loại dịch vụ NH có ưu nhược điểm riêng và hướng tới đáp ứng một số yêu cầu nhất định của khách hàng. Do đó sự phát triển dịch vụ phải được thể hiện qua số lượng loại hình dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà các NHTM cung ứng. Số lượng dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ này.

- Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ TTKDTM

Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ TT KTDTM của một NHTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm).

Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản qua các năm chúng ta sẽ nhận biết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào. Do thanh toán KDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, … thông qua trung gian thanh toán là các Ngân hàng nên khi số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng trong Ngân hàng năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ TTKDTM đã được tăng lên.

- Số lượng và doanh số giao dịch

Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã sử dụng một sản phẩm dịch vụ TTKDTM giá trị của các giao dịch trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm).

Chỉ tiêu này được đo lường bởi số lần khách hàng sử dụng dịch vụ và quy mô (doanh số) các giá trị giao dịch. Số lần khách hàng sử dụng dịch vụ/ đơn vị thời gian và doanh số dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triển của dịch vụ này.

Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của khách hàng trong hoạt động TTKDTM. Khi doanh số thanh toán qua tài khoản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm nhiều hơn tới các phương thức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Ngoài ra, doanh số thanh toán qua tài khoản tăng cũng phản ánh khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng và tiện ích của các phương thức TTKDTM, cụ thể là họ sẽ không cần dùng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa (kể cả khi số tiền thanh toán là rất lớn), việc thanh toán này sẽ thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng, và điều này làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống.

- Chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM

Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền Ngân hàng thu được từ dịch vụ TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) như phí chuyển UNC, UNT, phí dịch vụ thẻ, …

Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền Ngân hàng thu được từ hoạt động TTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) qua đó đánh giá được mức độ sử dụng loại hình thanh toán KDTM của khách hàng.

Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biết được tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM. Hiệu quả mà phương thức thanh toán này mang lại cho hoạt động thanh toán của ngân hàng. Các NHTM luôn nỗ lực để tăng thu nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán.

-Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán

Tỷ trọng TTKDTM trong HĐTT = Tổng khối lượng TTKDTM

Tổng khối lượng TT qua NH

Chỉ tiêu này phản ánh khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức độ nào. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển TTKDTM của một ngân hàng.

Đánh giá tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán tức là xem xét tỷ lệ (gồm cả giá trị tiền tệ và số món phát sinh) các phương thức TTKDTM trong tổng khối lượng thanh toán của một NHTM. Chúng ta biết rằng hoạt động thanh toán

trong một ngân hàng bao gồm thanh toán bằng tiền mặt và TTKDTM. Nếu tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán là cao tức là khách hàng đã tiếp cận gần hơn với các phương thức TTKDTM của NHTM.

Để đạt được kết quả này các NHTM phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ mang tính tiện ích cao cho khách hàng. Khi khách hàng đã nhận thức được tầm quan trọng ngày càng cao của TTKDTM sẽ giảm được lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu về chất lượng

Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của một sản phẩm dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ TTKDTM thể hiện qua: (1) Tính an toàn của sản phẩm dịch vụ và (2) Thời gian xử lí giao dịch (3) tính thuận tiện của sản phẩm dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên tiêu chí an ninh và bảo mật của dịch vụ TTKDTM. Bất cứ một sự cố an ninh và bảo mật nào xảy ra đều đe dọa đến sự phát triển của dịch vụ. Vì vậy, chất lượng dịch vụ phải được đánh giá qua số lượng cũng như tính chất các vụ việc liên quan tới an ninh và bảo mật trong hoạt động cung cấp dịch vụ TTKDTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an​ (Trang 28 - 30)