5. Kết cấu của đề tài
4.3.2. Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện dự toán
Thứ nhất, công tác hạch toán kế toán là công cụ quan trọng đối với công tác
quản lý tài chính, nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát quá trình chấp hành kỷ luật tài chính, chu trình tài chính là phản ánh, đánh giá kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành tài chính. Đối với các đơn vị dự toán hiện nay là phải đưa công tác kế toán của đơn vị đi vào nề nếp, theo đúng các quy định của Luật Kế toán và các quy định quản lý tài chính của ộ Quốc ph ng. Trung tầm cần thống nhất hạch toán các khoản thu, chi theo đúng nội dung, không hạch toán các khoản nộp cấp trên vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trung tâm cần phải nghiên cứu, lựa chọn phương pháp hạch toán và hệ thống sổ sách kế toán, sử dụng hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng và phù hợp với đặc điểm của các đơn vị dự toán có thu, tiện lợi và không đ i hỏi nhiều biểu mẫu. Nghiên cứu lựa chọn phương pháp hạch toán hoạt động có thu gắn kết với hệ thống sổ sách kế toán đơn vị và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán đáp ứng được những yêu cầu của quản lý tại đơn vị.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán trước hết cần phải đúng theo
tiêu chuẩn hoá chứng từ kể cả chứng từ viết tay và chứng từ trên máy tính; tiêu chuẩn hoá chứng từ bao gồm tiêu đề, nội dung; mô hình hoá nghiệp vụ; thiết kế mẫu biểu chứng từ hợp lý, cung cấp đầy đủ thông tin. Chứng từ chi tiêu, sử dụng các nguồn thu ở nhiều đơn vị phải tuân thủ các quy định của ộ Tài chính, phải có đầy đủ hóa đơn, bảng kê và phải được thủ trưởng phê duyệt. Đối với các khoản chi sửa
chữa lớn phải có đầy đủ kế hoạch thực hiện và dự toán chi tiết được cấp trên phê duyệt.
Thứ ba, củng cố thiết lập hệ thống kiểm toán nội bộ đủ mạnh về trình độ thao
tác nghiệp vụ và nhân lực thực thi nhiệm vụ, nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận trong quản lý tài chính và quản lý tài chính hoạt động có thu tại đơn vị.
Thứ tư, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được giao, có chế độ đãi ngộ
phù hợp với mức độ đóng góp của từng cá nhân, khuyến khích mọi người tham gia đóng góp cho sự phát triển chung của Trung tâm, dẹp bỏ tư tưởng bao cấp của một bộ phận cán bộ, nhân viên. Sử dụng tài sản hiệu quả tài sản, khai thác triệt để, tránh bỏ sót nguồn thu.
Trong dự toán ngân sách quốc ph ng hàng năm, việc phân bổ ngân sách bảo đảm thuộc ngân sách quốc ph ng chủ yếu thông qua các chuyên ngành như: Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật,... bằng dự toán chi ngân sách năm cho các đơn vị gắn với kế hoạch sản lượng năm. Nhiều nội dung chi cho sản xuất vật tư, trang thiết bị, chi nghiên cứu, chi cải tiến trang thiết bị,... đơn vị được phân bổ dự toán ngân sách gắn với kế hoạch sản lượng, không thực hiện được, tiến hành hợp tác với các đơn vị bạn trong toàn quân thông qua thực hiện các nhiệm vụ đó bằng hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị với nhau. Đơn vị tham gia ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng sản xuất dịch vụ, hợp đồng hợp tác nghiên cứu,...(bên ), giá trị hợp đồng được ký kết là doanh số của hoạt động có thu, hình thành nguồn thu của hoạt động có thu tại đơn vị dự toán từ nguồn ngân sách quốc ph ng.
Việc xác định các nội dung công việc giữa nhiệm vụ quốc ph ng và hoạt động dịch vụ, sản xuất chưa rạch r i, nhiều công việc thuộc loại hình có thu này chiếm một tỷ trọng khá lớn. Góc độ quản lý vĩ mô thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách quốc ph ng với việc phân bổ ngân sách quốc ph ng theo nhu cầu nhiệm vụ, chưa tính đến khả năng thực hiện dẫn đến có một số nội dung phân bổ chưa đáp ứng việc thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó đặt ra cho các nhà quản lý cấp trên, tham mưu đề xuất với ộ trưởng ộ Quốc ph ng trong việc giao nhiệm
vụ, giao kế hoạch sản lượng, phân bổ ngân sách quốc ph ng thường xuyên hàng năm.
Như vậy, qua phân tích đánh giá các nội dung nêu trên cho thấy việc minh bạch nguồn thu từ hoạt động có thu cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội.