Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 90 - 94)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

ên cạnh những những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý tài chính của trung tâm cũng c n một số hạn chế cần khắc phục như:

Thứ nhất, công tác lập dự toán thu – chi: Các cán bộ kế toán, tài chính của

Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội còn gặp nhiều khó khăn trong lập dự toán thu - chi hàng năm đảm bảo yêu cầu đúng, đủ và hiệu quả. Công tác lập dự toán chi c n yếu, thiếu phương pháp khoa học, thiên về đánh giá, dự báo mang tính cảm tính và chủ yếu dựa vào dự toán thu. Kế hoạch chi vẫn mang tính chất bao cấp, nặng về phân chia, chưa có những khoản mục chi mạnh, đủ tầm để tạo hiệu quả cao trong công tác; thiếu những lựa chọn ưu tiên chi mang tính chiến lược; hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội không cao, làm gia tăng số lần điều chỉnh dự toán trong năm của đơn vị.

Thứ hai, về triển khai thực hiện dự toán:

Việc hạch toán các khoản thu, nộp không thống nhất: đơn vị c n hạch toán khoản nộp cấp trên vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chứng từ chi tiêu, sử dụng các nguồn thu ở nhiều đơn vị chưa đúng (thiếu hóa đơn theo quy định của Tổng cục

Thuế - ộ Tài chính, ngày tháng ghi không phù hợp, chứng từ là hóa đơn bán lẻ, bảng kê, kế hoạch chi tiêu được thủ trưởng phê duyệt,...); có một số khoản chi sửa chữa lớn nhưng không có dự toán chi tiết, hoặc dự toán chưa được cấp trên duyệt nhưng vẫn thực hiện.

Cơ chế tự chủ tài chính tạo điều kiện cho đơn vị sử dụng kinh phí một cách linh hoạt, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu công việc và tăng thu nhập cho người lao động, ngày càng mở rộng hoạt động của đơn vị. Chính vì vậy mà đ i hỏi công tác tài chính phải được cải tiến, tổ chức công tác sao cho phù hợp với điều kiện quản lý mới; việc hạch toán kế toán phải đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và chính xác; phải quản lý chặt chẽ các nguồn thu, phê duyệt chi đúng đắn; thường xuyên đối chiếu, kiểm tra sổ sách với thực tế, thường xuyên cập nhật thông tin, các quy định của nhà nước có liên quan. Tuy nhiên, trước những đ i hỏi như vậy trong công tác tài chính khi chuyển sang cơ chế mới, hiện tại bộ máy tổ chức quản lý tài chính chưa nắm chắc tinh thần của các công văn, thông tư hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị c n nhiều lúng túng trong công việc chi trả lương tăng thêm và trích lập các quỹ.

Chế độ chính sách tài chính có nhiều đổi mới nhưng vẫn c n mang tính bình quân nên chưa thực sự khuyến khích được những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của Trung tâm, tạo ra tư tưởng bao cấp cho một bộ phận cán bộ, nhân viên. Trong quá trình quản lý tài chính tại Trung tâm vẫn c n tình trạng sử dụng lãng phí vốn NSNN, đặc biệt, trong việc khai thác, sử dụng tài sản. ên cạnh đó, hoạt động dịch vụ của thời gian qua tuy có được mở rộng nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Chính vì vậy, gây nên tình trạng lãng phí trong sử dụng nguồn kinh phí để duy trì hoạt động và không khai thác được nguồn thu cho Trung tâm.

Thứ ba, công tác quyết toán: Quyết nguồn thu sự nghiệp còn chưa kịp thời,

một trong những khâu liên quan đến cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu là công tác phê duyệt quyết toán hàng năm của các đơn vị chủ quản. Việc xem xét và phê duyệt quyết toán kịp thời sẽ đảm bảo theo dõi chặt chẽ hoạt động tài chính của đơn vị, đảm bảo kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của đơn vị theo

đúng quy định của nhà nước, hạn chế sai sót, lãng phí trong chi tiêu... Tuy nhiên, hiện tại công tác này vẫn c n chưa được chú trọng đúng mức. Việc đôn đốc lập báo cáo quyết toán hàng năm vẫn c n chậm.

Thứ tư, hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính chưa đủ mạnh: Công tác kiểm

tra, kiểm soát tài chính của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội đã có những bước thực hiện rất chi tiết, nhưng bộ phận kiểm tra, kiểm soát này lại không có sự tách biệt và độc lập với bộ phận tài chính nên tuy được tuân thủ rất đầy đủ các nội dung kiểm tra nhưng công tác này chưa thực sự đủ mạnh, hiệu quả c n thấp.

Mặt khác, do Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội chưa có quy định cụ thể về chế độ kiểm soát tài chính và trách nhiệm xử lý khi phát hiện sai sót, nên trong quá trình kiểm tra, kiểm soát. Điều này khiến cho sự tuân thủ các chính sách và quy trình kế toán, tài chính chưa nghiêm túc.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội mới chỉ có hiệu quả ở hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu và đặc thù của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, nên đã hạn chế tính chủ động trong việc ngăn ngừa các hoạt động đi chệch hướng với mục tiêu quản lý tài chính đã đề ra.

Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và theo chuyên đề tại các đơn vị trực thuộc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội cũng chưa thực hiện tốt. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý tài chính một cách đúng mức để nâng cao ý thức chấp hành quy định quản lý tài chính của các đơn vị trực thuộc.

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân thứ nhất thuộc về bộ máy quản lý, năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính của Trung tâm:

an Tài chính được bố trí 04 người, trong đó chỉ có 01 sỹ quan có trình độ đại học. Với khối lượng công việc như hiện tại, an Tài chính cần được bổ sung thêm biên chế để hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ. Chất lượng cán bộ làm công

tác tài chính không đồng đều, một số cán bộ chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết để giải quyết công việc độc lập, công tác tham mưu c n hạn chế, chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất ý kiến để giải quyết công việc. Công tác phổ biến chế độ quản lý tài chính c n có lúc chưa được chú trọng, c n có cán bộ tham gia chỉ đạo hướng dẫn, quản lý tài chính c n chưa hiểu sâu và nắm được đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ quản lý về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán.

Một số lĩnh vực quản lý chưa có quy định cụ thể về công khai tài chính, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các ph ng ban và đơn vị trực thuộc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội chưa được quan tâm đúng mức, có nơi c n mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, sỹ quan, của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý tài chính tại các đơn vị của Trung tâm. Tình trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp mới hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt nên vẫn c n những khoản thu chi sai mục đích, qua nhiều năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

* Nguyên nhân thứ hai là về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:

Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện quản lý tài chính tại Trung tâm c n ít, chưa mang lại hiệu quả. Hiện nay, tuy Trung tâm đã trang bị máy tính cho bộ phận thực hiện quản lý tài chính và đã cài đặt phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp nhưng do tình hình thực tế công tác kế toán, phần mềm này không đáp ứng được hết các nghiệp vụ phát sinh tại Trung tâm. Vì thế, kế toán vừa phải dùng phần mềm, vừa phải xuất dữ liệu và thực hiện điều chỉnh mẫu biểu để phù hợp với tình hình thực tế nên mất rất nhiều thời gian. Hiện nay Trung tâm vẫn chưa đồng bộ hóa việc ứng dụng các phần mềm nên hiệu quả chưa cao. Các phần mềm hiện đang sử dụng chưa có tính liên kết chặt chẽ và tương tác lẫn nhau. Đồng thời, việc liên kết dữ liệu và phân quyền sử dụng trong phần mềm kế toán vẫn chưa được áp dụng.

CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM PHÁT THANH -

TRUYỀN HÌNH QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)