Hoàn thiện công tác lập dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán

Dự toán thu - chi lập ra được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ pháp lý đảm bảo cho quá trình thu, chi từ hoạt động có thu đúng tiêu chuẩn, đúng nội dung và thanh quyết toán chính xác, đồng thời nó cũng là căn cứ để thực hiện kiểm tra, giám đốc tài chính đối với hoạt động có thu của các đơn vị dự toán như Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội. Dự toán thu – chi hoạt động có thu giúp cho lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chỉ đạo các mặt hoạt động công tác trong phạm vi đơn vị mình, đồng thời giúp cơ quan tài chính cấp trên nắm được nhu cầu đơn vị cấp dưới, làm cơ sở lập dự toán ngân sách cấp mình. Để công tác lập dự toán tại Trung tâm không ngừng được hoàn thiện, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

Thứ nhất, khi lập dự toán thu, chi cần đưa ra nhiều phương án để lựa chọn

cách tổ chức thực hiện phục vụ nhiệm vụ được giao và đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời cần xem xét tới những nguồn lực có sẵn và tham khảo các kế hoạch ngân sách, chỉ tiêu của các năm trước đó. Cần phải xây dựng dự toán thu chi một cách khoa học, sát thực tế để có thể bảo vệ trước các cơ quan cấp trên.

Thứ hai, với tình hình thực tế của Trung tâm hiện nay, phương pháp lập dự

toán trên cơ sở quá khứ vẫn là phương pháp phù hợp được sử dụng. Các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến. Phương pháp này rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của cơ chế tự chủ tài chính, một số các yếu tố chi phí Trung tâm nên nghiên cứu triển khai áp dụng phương pháp lập dự toán cấp không, các chỉ tiêu trong phương pháp lập dự toán này dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của Trung tâm chứ không dựa

trên kết quả hoạt động thực tế của năm trước. Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do không dựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn sử dụng phương pháp này sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị, chấm dứt tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện, đồng thời giúp đơn vị lựa chọn được cách thức tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra, ưu tiên lựa chọn các khoản chi mang tính chiến lược. Nếu áp dụng phương pháp này hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi của Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội sẽ được nâng cao và giảm bớt số lần điều chỉnh dự toán trong năm của đơn vị.

Thứ ba, chấp hành thời gian phân bổ dự toán chi ngân sách quốc ph ng theo

Luật Ngân sách Nhà nước. Dự toán ngân sách quốc ph ng là căn cứ để các đơn vị thực hiện chi tiêu và cũng là căn cứ để Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi ngân sách. Để quá trình chấp hành ngân sách được thực hiện thuận lợi thì việc phân bổ ngân sách đến từng đơn vị thụ hưởng phải được thực hiện một cách kịp thời, đảm bảo các đơn vị sử dụng ngân sách phải có dự toán ngay từ đầu năm.

Chỉ đạo quy trình lập dự toán: Chỉ đạo quy trình lập dự toán như hiện nay cũng tương đối phù hợp, tuy nhiên cũng cần tiến hành một số điều chỉnh, quá trình lập dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán có triển khai hoạt động có thu như Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội nên theo quy trình sau:

Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội xác định kế hoạch thu, chi của các hoạt động có thu của đơn vị mình trong thời kỳ trung hạn (từ 3 đến 5 năm). Như vậy các đơn vị đều phải đánh giá lại chiến lược cho hoạt động có thu của mình, rà soát lại mục tiêu trước mắt và lâu dài, nguồn thu dự kiến trong cùng thời kỳ và kế hoạch thực hiện.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động có thu đó và dự toán kinh phí để thực hiện. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên là rất cần thiết, nó cho phép các đơn vị thấy rõ hoạt động có thu nào cần được phát huy hết năng lực dôi dư, giữ nguyên hoặc thu hẹp. Trong trường hợp nhu cầu chi của các đơn vị này vượt quá dự toán thu đối với hoạt động có thu thì

buộc các đơn vị phải cắt giảm chi tiêu của mình. Đơn vị phải coi dự toán thu đối với hoạt động có thu như là một công cụ hữu hiệu phục vụ quản lý và kiểm soát tình hình hoạt động có thu. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động có thu cho phép đơn vị biết sẽ cắt giảm hoạt động nào trước, tránh tùy tiện như hiện nay.

Sau khi đã thống nhất về hạn mức kinh phí chung, các đơn vị dự toán sẽ xây dựng dự toán thống nhất và chi tiết cho từng năm trong khuôn khổ 3 năm đến 5 năm của mình.

Cục Tài chính - ộ Quốc ph ng trên cơ sở dự toán kinh phí các đơn vị dự toán cho hoạt động có thu, căn cứ vào ngân sách được phân bổ hàng năm cho Quân đội sẽ tổng hợp, cân đối nhu cầu chi và thông qua dự toán cho từng năm trong đó có dự toán hoạt động có thu trên cơ sở nắm được nhu cầu chi của đơn vị trong 3 năm đến 5 năm tiếp theo.

Khi các năm dự toán trở thành năm ngân sách thì các số liệu của dự toán chi tiêu sẽ được điều chỉnh khi có những thay đổi sau: (1) khi phát hiện thấy những sai sót trong tính toán cần điều chỉnh; (2) khi có những thay đổi trong tham số như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng GDP, làm thay đổi dự toán; (3) thay đổi trong các tham số chung khác (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, lũ lụt,..). Tất cả những thay đổi này sẽ được ước tính thành sự thay đổi trong hạn mức chi tiêu của các năm và nhu cầu tăng, giảm, kinh phí cho từng đơn vị, từ đó những thay đổi này sẽ được phản ánh và cập nhật trong các dự toán của khung khổ trung hạn mới.

Việc xây dựng dự toán cho hoạt động có thu gắn với kế hoạch trung hạn có các ưu điểm so với quy trình lập ngân sách hiện nay, cụ thể:

- Ngân sách hàng năm cho hoạt động có thu luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn, do đó khi thông qua dự toán hàng năm nói chung và dự toán hàng năm cho hoạt động có thu nói riêng, Cục Tài chính - ộ Quốc ph ng sẽ nắm được nhu cầu chi trong những năm tiếp theo để có kế hoạch cân đối ngân sách.

- Nguồn lực tài chính nhà nước dành cho quốc ph ng cho phép được chi đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, các đối tượng chính sách, hỗ trợ nghiên cứu sản xuất thí nghiệm sản phẩm mới sau này phục vụ cho quốc ph ng, sẽ được

phân bổ cho những hoạt động có thu theo đúng các quyết định của trên với các nội dung chi và mục tiêu được xác định. Việc tái phân bổ ngân sách cho hoạt động có thu cũng sẽ được thực hiện minh bạch, có luận chứng và tránh được sự tùy tiện.

- Theo quy định, các đơn vị dự toán có thu chỉ được cấp ngân sách để thực hiện các hoạt động dự kiến. Vì thế quản lý ngân sách sẽ chuyển từ kiểm soát đầu vào sang kiểm soát đầu ra và kết quả hoạt động của các đơn vị dự toán có thu. Điều này góp phần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của từng đơn vị.

- Việc phân bổ ngân sách sẽ căn cứ vào chiến lược và kế hoạch hoạt động cụ thể của các đơn vị dự toán cho hoạt động có thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)