Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội

Thứ nhất, về lập dự toán thu – chi: Lên kế hoạch khá chi tiết, phù hợp tình

hình thực tế các nguồn dự trù thu chi. Chủ động lập dự toán, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí trong năm, chủ động và tích cực khai thác nguồn thu.

Thứ hai, về triển khai thực hiện dự toán: Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

cho phù hợp với cơ chế hoạt động mới, để làm cơ sở cho việc quản lý tài chính thống nhất trong toàn đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ cần phải thực hiện trên nguyên tắc chi trả theo năng lực và hiệu quả công tác để khuyến khích, tạo động lực cho cán bộ viên chức và người lao động.

Các nguồn thu phải được theo dõi một cách đầy đủ, chi tiết theo từng nguồn kinh phí, doanh thu, tránh thất thoát các khoản thu. Đồng thời, Trung tâm cần có cơ chế khuyến khích trong việc đa dạng hóa các nguồn thu từ hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn dịch vụ và quảng cáo. Các khoản chi phải được quản lý chi tiết, cụ thể theo từng mục chi, nguồn chi, có sự kiểm soát về định lượng chi cũng như giá cả của các khoản chi. Thiết lập được một số quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan, và hiệu quả.

Thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các phòng ban trực thuộc Trung tâm. Trước hết, Trung tâm cần mở rộng cơ chế khoán chi thường xuyên, nhất là đối với chi cho hoạt động chuyên môn, để các phòng ban chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao và nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý và sử dụng tài sản, thiết bị có hiệu quả.

Thứ ba, quyết toán ngân sách: Đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của

Nhà nước và các quy định trong quy chế thu - chi. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách được thực hiện thống nhất theo quy định về chứng từ thu chi ngân sách,

mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách.

Thứ tư, về kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự toán: Tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát thu - chi tài chính. Các kế hoạch tài chính được thực hiện kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm phát hiện những hạn chế và sai sót trong quá trình thực hiện để kịp thời chấn chỉnh. Cùng với việc phân cấp và mở rộng khoán chi cho các phòng ban, Trung tâm cần củng cố và hoàn thiện các quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong đơn vị, tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính. Đây là cơ sở, để đảm bảo cho công tác quản lý tài chính đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch.

Thứ năm, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các cán bộ công

chức. Khi thực hiện cơ chế khoán chi cho các phòng ban, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính và tập huấn hướng dẫn công tác kế toán - tài chính là điều kiện cần thiết, để đảm bảo thu - chi tài chính của các ph ng ban thực hiện đúng chế độ của Nhà nước và quy định của Trung tâm, gắn với trách nhiệm giải trình của các phòng ban. Định kỳ hoán đổi công việc giữa các cán bộ làm công tác chuyên môn kế toán nhằm tạo sự “đều tay” trong công việc, tạo sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn cũng như nâng cao nghiệp vụ.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trung tâm phát thanh truyền hình quân đội​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)