Tâm lực thể hiện sức mạnh tâm lý của công người. Nó phản ánh chính xác nhân cách, quan điểm sóng và văn hóa của mỗi người. Trong các yếu tố cầu thành chất lượng nguồn nhân lực, tâm lực đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi hiệu quả không chỉ nâng cao giá trị văn hóa doanh nghiệp mà còn phát triển khả năng sáng tạo trong công việc. Những yếu tố bên trong hai chữ “tâm lực” là những yếu tố tuy vô hình không thể cân đo đong đếm được bằng những con số nhưng có thể mang đến những hiệu quả hay những hậu quả rõ ràng ngay trước mắt: phẩm chất đạo đức, hành vi và thái độ làm việc.
- Phẩm chất đạo đức: Đạo đức chính là những chuẩn mực xã hội mà mỗi người cần tự giác nhân thức để hành xử sao cho hợp tình hợp lý. Đạo đức được hiểu theo nhiều cách khác nhau theo các phạm vi: iiTheo phạm vi hẹp: đạo đức được thể hiện trong phong cách sống của mỗi người, rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân, có quy tắc ứng xử, tư duy tốt đẹp. - Theo phạm vi cộng đồng: đạo đức thể hiện qua những quy tắc ứng xử dựa trên những đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng. Có thể nói, đạo đức chính là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa. - Theo phạm vi xã hội: khi xã hội bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực, đạo đức sẽ là yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Lúc này sẽ xuất hiện những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nền tảng đạo đức mới cho xã hội. ”8 Từ những cách định nghĩa khác nhau đó mà quan điểm về cách sống của toàn nhân loại dần được hình thành.
Ta có thể thống kê một số biểu hiện cho phẩm chất đạo đức mà nguồn nhân lực phải có trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp:
8 Vikinews.com (2019), ‘Đạo đức là gì? Các bộ phận cấu thành nên đạo đức’, truy cập lần cuối ngày 28 tháng 04 năm 2020 từ < https://viknews.com/vi/kien-thuc/dao-duc.html>
• Tuân thủ theo quy tắc, luật pháp của Đảng và Nhà nước, học tập và làm theo gương mẫu Bác Hồ: cần, kiệm, liêm, chính.
• Tôn trọng và làm theo kỷ luật riêng của công ty; • Đoàn kết tập thể vì những lợi ích chung;
• Thực hiện lối sống lành mạnh và, ứng xử có văn hóa, xây dựng tinh thần gắn bó, đoàn kết giữa các phòng ban, giúp đỡ các đồng nghiệp;
• Có trách nhiệm với công việc được giao;
• Bảo vệ cái tốt cái đẹp và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp;
• Cần có tình thần không ngừng học hỏi, tiếp thu điều mới lạ, nâng cao trình độ bản thân, nâng cao phương pháp làm việc hiệu quả.
• Thể hiện thái độ kiên quyết những biểu hiện và hành vi sai trái như: tham nhũng, chia bè phái trong nội bộ, lãng phí của công của công ty,...;
• Nâng cao ý thức tự giác phê bình và tự phê bình;
Còn có rất nhiều những phẩm chất đạo đức theo quy chuẩn của xã hội tuy nhiên việc thực hiện và áp dụng đầy đủ hết tất cả các phẩm chất đó vào công việc thì không phải ai cũng làm được. Do đó, để tránh và phòng ngừa những sự việc không hay xảy ra, các tổ chức doanh nghiệp nên đưa ra nội quy chung cho toàn công ty và những nội quy riêng cho từng phòng ban nếu cần thiết. Đồng thời đề ra những tiêu chí thi đua trong các bộ phận, đánh giá và khen thưởng hay phê bình vào cuối mỗi tuần/tháng/quý.
Từ đó các nhà quản lý sẽ có góc nhìn toàn diện hơn về chất lượng nguồn lao động
theo thời gian và xem xét sự tác động của nguồn nhân lực đối với hiệu suất lao động và
kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp. Bên cạnh việc tuyên dương,
khen thưởng những tấm gương tốt trong môi trường làm việc, các doanh nghiệp phê bình những cá nhân hoặc tập thể có những biểu hiện sai trái vi phạm nội quy của công
ty, xử phạt thích đáng những đối tượng vi phạm đạo đức làm gương cho các thế hệ nhân sự sau này; xây dựng lối làm việc công bằng để hình thành tư tưởng tốt cho nhân
- Thái độ làm việc: Thái độ là trạng thái tình cảm, cảm xúc của con người được thể hiện qua các cử chỉ hành động hay lời nói. Theo các nhà Nghiên cứu tâm lý học, họ chỉ ra rằng trong tháp đo năng lực của con người, thái độ chiếm đến 70% trên tổng số. Điều này chứng tỏ thái độ có sức ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt trong cuộc sống của mỗi con người. Trong công việc thái độ không chỉ dừng lại ở mặt thể hiện cảm xúc mà đòi hỏi nhân viên có ý thức làm chủ những trạng thái cảm xúc của mình sao cho phù hợp. Thái độ làm việc lúc này thể hiện qua nhận thức đúng đắn về từng hành vi của từng nhân viên. Có một thái độ làm việc chuyên nghiệp và nghiêm túc chính là chìa khóa thành công giúp không những nguồn nhân lực cải thiện mình mà còn giúp tổ chức doanh nghiệp vững mạnh. Không thể phủ nhận rằng phần lớn thái độ làm việc của con người phụ thuộc khá nhiều vào tính cách nhưng bên cạnh đó còn có trình độ học vấn và vị trí làm việc của họ cũng hình thành nên thái độ trong công việc tốt hay xấu. Một số biểu hiện thường gặp tại các công ty như nhân viên thể hiện sự chán nản hay bất mãn với công việc vì cảm thấy không phù hợp với công việc, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng với trình độ và công sức,... Tuy rằng việc đưa ra các quy tắc, quy chuẩn chung cho các nhân viên trong công ty là việc làm cần thiết để xây dựng môi rường làm việc hiệu quả nhưng không phải mọi quy tắc đó hợp lý với tất cả nguồn nhân lực và khiến họ thực hiên hay tuân thủ tự nguyện.
Thái độ làm việc chuyên nghiệp của nguồn nhân lực được biểu hiện qua một số điều sau đây:
• Thái độ tích cực: Tích cực với công việc được giao, yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn, hơn nữa, luôn cần cù, siêng năng, cố gắng hoàn thành công việc bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
• Teamwork: Xây dựng một nhóm làm việc chuyên nghiệp là điều không phải dễ dàng. Tuy nhiên nhìn vào mặt lợi ích mà teamwork đem lại thì mọi cá nhân biết đoàn kết sẻ chia với đồng đội, không hưởng ứng theo hiệu ứng đám đông, thường xuyên sáng tạo ý kiến mới mẻ giúp làm mới tinh thần nhóm và nâng cao hiệu quả làm việc.
• Thái độ cầu tiến: Mỗi nhân sự khi bắt đầu đi làm đều đặt ra những mục tiêu rõ ràng. Thăng tiến chắc hẳn là một trong những yếu tố quan trọng trong mọi sự
nỗ lực của người lao động. Họ cố gắng từng ngày đạt thành tích tốt để đạt được mong muốn thăng chức trong tương lai.
• Thái độ ham học hỏi: Không ngừng phấn đấu vận dụng là phát triển những kinh nghiệm làm việc vốn có, nguồn nhân lực cần có thái độ học tập chỉnh chu từ những
nguồn kiến thức trong sách báo, tài liệu và từ những bậc “tiền bối” đi trước. Nâng cao thái độ làm việc của nhân viên là điều mà các nhà lãnh đạo nên lưu tâm đến bởi thái độ làm việc tốt, kết quả làm việc mới tốt. Các tổ chức doanh nghiệp có thể đề xuất một vài biện pháp: có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý cho nhân viên, sắp xếp bố trí công việc phù hợp cho từng nhân viên trong các phòng ban, đưa ra chế độ khen - thưởng rõ ràng và công minh, thường xuyên khảo sát ý kiến của nhân viên về tình hình làm việc để đối phó hoặc thay đổi kịp thời.
- Hành vi: Hành vi là những cử chỉ, hành động có chủ đích của con người. Hay ta có thể hiểu đó là những chuỗi hành động lặp lại trong cuộc sống hàng ngày. Hành vi của con người bắt nguồn từ ý thức nên qua sự thay đổi về thời gian và không gian, hành vi cũng sẽ thay đổi theo. Hành vi sẽ dần được hình thành theo hướng tự phát, tự giác hoặc không tự giác. Tùy theo vào từng góc độ mà hành vi được phân loại theo nhiều hướng khác nhau, ví dụ xét về góc độ tổ chức xã hội có hành vi cá nhân, hành vi tổ chức,... Theo góc độ kinh tế xã hội chia thành hành vi tiêu dùng, hành vi giao tiếp,. Để có cái nhìn tổng quan nhất về các kiểu hành vi trong mọi hoàn cảnh, các nhà tâm lý học phân loại hành vi theo sự hình thành và phát triển của nó.
Cụ thể:
• Hành vi bản năng: đây là kiểu hành vi hình thành bẩm sinh hoặc di truyền nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản, hành vi này mang đặc điểm văn hóa của vùng miền, quốc gia sinh sống
• Hành vi kỹ xảo: kiểu hành vi bắt đầu có sự rèn luyện khi ý thức được hình thành, hành vi được nhận biết và củng cố thay đổi theo thời gian. Ví dụ: tập đi, lao động, chơi thể thao,.
• Hành vi đáp ứng: hành vi mang tính chất ứng phó không phải là hành vi tự nguyện khi không có sự lựa chọn.
• Hành vi trí tuệ: hành vi xuất phát từ trí tuệ khi đủ nhận thức về vạn vật xung quanh, nhận biết về bản chất của các vấn đề xã hội nhằm đáp ứng và nâng cao khả năng bản thân.
Hành vi thay đổi theo từng thời kỳ thậm chí từng ngày nên các tổ chức doanh nghiệp nếu muốn giúp các nhân viên có những hành vi đúng mực và thay đổi hành vi xấu thì họ cần xây dựng nền văn hóa vững chắc. Không chỉ có kết quả hoạt động kinh doanh mới quan trọng trong môi trường làm việc mà nền văn hóa đóng vai trò không hề nhỏ. Như vậy, người lao động mới coi đó là một điều thiêng liêng ắt hành vi của họ cũng sẽ tự giác thay đổi theo hướng tích cực. Ngoài ra, cần trừng trị và loại bỏ những hành vi sai trái gây tổn hại cho tổ chức doanh nghiệp.