- Nhà nước:
Để phát triển nền kinh tế quốc gia, hệ thống chính trị nhà nước không ngừng nâng cao và thay đổi những chính sách xã hội và pháp luật. Tùy vào từng giai đoạn và sức tăng trưởng của nền kinh tế mà nhà nước sẽ đưa ra những quy định về mặt pháp lý phù hợp cho các tổ chức doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp có hướng xử lý theo kịp và điểu chỉnh sao cho phù hợp với khung pháp lý và việc điều chỉnh này sẽ có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nguồn nhân lực. Sự cập nhật đổi mới về các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ không ngừng đòi hỏi chất lượng đội ngũ lao động ngày một tiên tiến và hiển nhiên, công tác quản trị nhân lực cũng thắt chặt hơn để đáp ứng quy luật cung - cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Nhà nước là người đưa ra các quy chuẩn về chế độ tiền lương, việc làm,... cho người lao động để ổn định an sinh xã hội, đời sống tinh thần vật chất của nhân dân được đảm bảo. Ngoài ra, Nhà nước mở rộng kinh tế giao thương nước ngoài, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài. Việc làm này nhằm cải thiện quan hệ quốc tế, đồng thời giúp nguồn lao động trong nước giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những nền khoa học - kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói riêng, đời sống cho mọi người dân nói chung.
- Môi trường xã hội:
Ngày nay khi cuộc sống bước vào nền công nghiệp 4.0, xã hội không ngừng thay đổi với những phát minh mới của loài người. Lối sống của con người cũng vì thế mà có những sự chuyển biến lớn từ lối sống văn hóa bình dị nay trở thành lối sống công nghiệp hóa. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm bởi lối sống vốn được hình thành từ truyền thống lâu đời của mỗi đất nước, địa phương hay gia đình. Tuy nhiên khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng, các yếu tố như cách giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội,. có sự thay đổi lớn và có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, các tầng lớp lao động và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trên cả hai mặt tiêu cực và tích cực. Một vấn đề khác cùn là vấn đề đáng lưu tâm trong xã hội ngày nay đó là sự gia tăng dân số. Gia tăng dân số làm cho lực lượng lao đông ngày càng đông chất lượng nguồn lực thì không được cải thiện, sức ép về công việc ngày càng lớn. Điều này tác động đến chính sách tuyển dụng, làm việc của doanh nghiệp.
- Khoa học công nghệ:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại tạo ra thử thách lớn đối với doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, người lao động phải trang bị kiến thức và kỹ năng mới để thích nghi với môi trường khoa học công nghệ thay đổi theo từng ngày. Sự phát triển khoa học công nghệ thông tin gắn liền với sự ra đời nhiều nghề mới, một số nghề cũ mất đi, đòi hỏi lao động phải làm chủ kỹ thuật công nghệ đồng thời thay đổi các công tác quản trị nhân sự năng động và hiệu quả hơn.
- Hệ thống Giáo dục đào tạo:
Hệ thống giáo dục, đào tạo quyết định trình độ học vấn của nguồn nhân lực. Giáo dục phổ thông là nền tảng bước đệm cho việc đào tạo giáo dục chuyên môn, dạy nghề trực tiếp. Khi nhân viên có trình độ học vấn thì người đó sẽ tiếp thu nhanh hơn kiến thức chuyên ngành, làm việc nghiêm túc có trách nhiệm, việc đào tạo phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hệ thống giáo dục được phát triển giúp nguồn nhân lực có nhiều kiến thức mới, hiểu biết mới, tiếp cận khoa học công nghệ. Do đó, cần cải tiến chương trình phương pháp đào tạo để tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ. Nắm bắt rõ tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.”10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN Lực
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI