Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản trị tín dụng của Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 45 - 51)

Ngân hàng thương mại

1.2.5.1 Nhân tố khách quan

a. Nhân tố thuộc về khách hàng

- Vốn tự cĩ: Vốn tự cĩ (bao gồm: vốn gĩp từ các thành viên, vốn huy động, lợi nhuận giữ lại, v.v) thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, khả năng thanh tốn và khả năng chống đỡ rủi ro của doanh nghiệp. Nếu vốn tự cĩ quá ít trong khi vốn vay quá lớn thể hiện khă năng tự chủ về tài

Commented [p3]: Mục này cần phải được phân tích thực tế ở

chính và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời nợ đến hạn khĩ cĩ khả năng thanh tốn.

- Năng lực quản trị: Thể hiện khả năng thích nghi của bộ máy quản trị doanh nghiệp trước những biến động của mơi trường kinh doanh. Nếu năng lực điều hành của doanh nghiệp khơng hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí các nguồn lực, doanh thu và lợi nhuận thấp, nguồn vốn bị thất thốt. Hậu quả là khơng cịn khả năng thanh tốn gốc lãi vay.

- Mục đích sử dụng vốn: Một trong những nguyên tắc cho vay của ngân hàng là khách hàng vay vốn phải cĩ mục đích vay phù hợp với pháp luật, quy định của ngân hàng và phải sử dụng nguồn tiền giải ngân đĩ phục vụ đúng với mục đích đã trình bày với ngân hàng. Tuy nhiên vẫn cĩ nhiều trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích, vay hộ, thậm chí lừa đảo ngân hàng gây thất thốt vốn, do vậy khơng trả được nợ cho ngân hàng.

- Tài sản bảo đảm: Thơng thường, các khoản cấp tín dụng của ngân hàng đều quy định cĩ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp và số lượng tài sản doanh nghiệp sở hữu hoặc mượn của các bên thứ ba (cổ đơng, người thân, nhân sự, v.v) khơng phải lúc nào cũng cĩ thể đáp ứng kỳ vọng của ngân hàng. Dựa trên uy tín của khách hàng mà ngân hàng cĩ thể chấp nhận rủi ro theo mức nhất định khi nhận các tài sản bảo đảm cĩ tính thanh khoản thấp, hoặc khơng sử dụng tài sản đảm bảo.

b. Mơi trường kinh tế

Trong lĩnh vực ngân hàng nĩi chung và hoạt động cho vay nĩi riêng rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế. Đĩ là các biến động về: lạm phát, chu kì kinh tế, tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hĩa, sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ, v.v. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với khách hàng của ngân hàng

thương mại. Ví dụ, lạm phát làm gia tăng giá cả của hàng hĩa nĩi chung hay nĩi cách khác là đồng tiền bị sụt giảm giá trị. Cịn đối với các doanh nghiệp, lạm phát làm phát sinh thêm chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, vì lạm phát cịn đi kèm với lãi suất thị trường tăng. Bên cạnh đĩ, chu kì kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Cụ thể, trong thời kì nền kinh tế khởi sắc, nhu cầu của thị trường tăng thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp cũng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mơ cấp tín dụng, đồng thời quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an tồn vốn và thu được mức lợi nhuận cao nhất. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối thì sản xuất bị kìm hãm mà lạm phát gia tăng thì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp giảm sút, khi đĩ phạm vi đầu tư và hoạt động của ngân hàng thương mại bị thu hẹp. Mức lãi suất mà ngân hàng thương mại cho vay cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất trên thị trường. Đồng thời nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất cho vay đảm bảo hài hịa về lợi ích của khách hàng lẫn ngân hàng. Như vậy nền kinh tế ổn định, lạm phát được kiểm sốt tốt và mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại ban hành những chính sách cho vay tốt, đảm bảo nguồn thu và phát triển bền vững.

c. Mơi trường chính trị, xã hội

Chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tiền đề để nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Từ đĩ tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngồi nước phục vụ phát triển kinh tế. Vì thế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp được nâng cao. Về phía ngân hàng cũng cĩ nhiều cơ hội mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp. Ngược lại, khi

mơi trường chính trị xã hội bất ổn sẽ gây hoang mang cho các thành phần kinh tế và khĩ xây dựng các phương án đầu tư, phát triển trong dài hạn. Do vậy quy mơ đầu tư bị thu hẹp kéo theo nhu cầu vay vốn của ngân hàng bị giảm sút và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

d. Mơi trường pháp lý

Mơi trường pháp lý trong kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh như: hệ thống pháp luật, các biện pháp thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Một mơi trường pháp lý minh bạch, ổn định và chặt chẽ sẽ là điều kiện tiên quyết cho định hướng phát triển lâu dài của các doanh nghiệp, từ đĩ giúp ngân hàng cĩ cơ sở thẩm định và tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. Ngược lại, khi mơi trường pháp lý chưa hồn chỉnh và đồng bộ, liên tục thay đổi cĩ thể tác động tiêu cực tới chất lượng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật ở Việt Nam, đặc biệt do cách hiểu sai, cơng tác triển khai chậm chạp, nhiều vấn đề tại các tỉnh hiện nay vẫn cịn là bất cập, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới hệ thống ngân hàng cũng như các cá nhân, doanh nghiệp.

e. Mơi trường tự nhiên

Trong quá trình hình thành mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khác hàng, bên cạnh các yếu tố cĩ thể định lượng, kiểm sốt thì chất lượng tín dụng cũng cĩ thể bị ảnh hưởng do những rủi ro bất khả kháng. Đĩ là rủi ro xảy ra do các thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, đình cơng hay các chính sách kinh tế vĩ mơ thay đổi đột ngột, v.v. Mơi trường tự nhiên khơng thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ, từ đĩ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như các chính sách cấp tín dụng và kiểm sốt tín dụng.

1.2.5.2 Nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố thuộc về ngân hàng bao gồm: chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng, nguồn vốn tự cĩ, khả năng huy động vốn, uy tín và trình độ quản trị, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, v.v

a. Chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng

Ngày nay cơng nghệ kỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, yếu tố con người vẫn đĩng vai trị là yếu tố quyết định sự thành bại. Yếu tố con người gồm các mặt: số lượng và cơ cấu nhân sự, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên mơn, kinh nghiệm nghề nghiệp, năng lực tác nghiệp và năng lực quản trị. Muốn cĩ hoạt động kinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải cĩ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành giàu kinh nghiệm, nhạy bén, phẩm chất đạo đức tốt. Mặt khác phải cĩ đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi nghiệp vụ, cĩ đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và hiểu biết các quy định pháp luật, đặc biệt lĩnh trong vực tín dụng chuyên trách.

b. Cơng nghệ ngân hàng đang áp dụng

Một ngân hàng cĩ hệ thống cơng nghệ hiện đại, trang thiết bị làm việc tân tiến sẽ phục vụ kịp thời yêu cầu về tiền gửi, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác, nâng cao uy tín đối với khách hàng. Đồng thời, giúp cho các cấp quản trị của ngân hàng nắm bắt thơng tin nhanh chĩng về tình hình hoạt động tín dụng để cĩ những chỉ đạo kịp thời. Cơng nghệ tin học cho phép ngân hàng tra cứu và xử lý nhanh và chính xác thơng tin về pháp lý, tài chính, lịch sử tín dụng, bảo đảm tiền vay và các thơng tin khác của khách hàng. Nhờ cĩ hệ thống cơng nghệ hiện đại mà người quản trị cĩ thể tính tốn và đưa ra những quyết định cần thiết về hình thức, thời hạn cấp tín dụng, tuần suất theo dõi sau vay và áp dụng các ưu đãi hay chế tài phù hợp. Thơng tin càng đầy đủ, kịp thời, chính xác và tồn diện thì khả năng cảnh báo, phịng ngừa rủi ro trong

hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng được nâng cao. Các quản trị ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc trang bị và cập nhật hệ thống cơng nghệ để đáp ứng kịp nhu cầu của cơng tác quản trị tín dụng.

c. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp nhằm tăng cường hoặc hạn chế việc cấp tín dụng, đảm bảo mục tiêu kinh doanh của NHTM. Chính sách tín dụng đúng đắn và linh hoạt sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng thuận tiện trong việc ra các quyết định cấp tín dụng và xây dựng danh mục cho vay hiệu quả, đồng thời tránh được những sai sĩt trong quá trình tác nghiệp, gĩp phần cải thiện chất lượng tín dụng.

d. Nguồn vốn và khả năng huy động vốn

Thực tế hiện nay nguồn vốn tự cĩ của ngân hàng, đặc biệt trong nhĩm ngân hàng tư nhân cịn hạn chế, để cĩ đủ vốn cung ứng cho khách hàng địi hỏi các ngân hàng phải thường xuyên ra các chính sách, chương trình ưu đãi để thu hút dịng vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế (hay cịn gọi là thị trường 1).

e. Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng là sự cụ thể hĩa chính sách tín dụng. Trong quy trình cho vay thì thẩm định là khâu đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng cho vay. Hồn thành tốt cơng tác thẩm định là điều kiện tiền đề để ngân hàng kiểm sốt và khai thác tiềm năng của khách hàng, từ đĩ tối đa hĩa lợi nhuận trên một khách hàng. Việc thiết kế quy trình cấp tín dụng và phân giao trách nhiệm cho các bộ phân liên quan tham gia vào quy trình là căn cứ để ngân hàng kiểm sốt và điều chỉnh chính sách tín dụng đối với khách hàng cho phù hợp với thực tế, từ đĩ giúp đảm bảo an tồn vốn và phát triển tín dụng bền vững.

Là việc kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ trong quá trình vận hành cơng tác cấp tín dụng để thu thập những thơng tin thường xuyên về tình hình tín dụng, qua đĩ phát hiện các vi phạm pháp luật, quy chế, quy định, quy trình và nguyên tắc cho vay cụ thể, từ đĩ cĩ những biện pháp xử lý kịp thời. Quá trình kiểm sốt nội bộ sẽ giúp cho lãnh đạo ngân hàng thương mại điều hành cơng việc theo đúng cơ chế, chính sách, đúng pháp luật đồng thời nắm bắt được những sai sĩt gĩp phần bảo đảm chất lượng tín dụng.

g. Thơng tin tín dụng

Thơng tin tín dụng là tài sản rất quan trọng trong hệ thống ngân hàng nĩi chung và hệ thống quản trị tín dụng nĩi riêng. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng thực hiện phân tích tình hình tài chính, uy tín, tính khả thi của phương án, dự án mà doanh nghiệp xin vay vốn để đưa ra lựa chọn tín dụng tốt nhất, đồng thời cĩ biện pháp theo dõi và xử lý nợ sao cho cĩ hiệu quả nhất. Tuy đây khơng phải là yếu tố cơ bản, nhưng trong giai đoạn hiện nay nĩ cũng gĩp phần trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại. Với tốc độ phát triển của cơng nghệ hiện đại, các ngân hàng thương mại đã cĩ thể tra cứu thơng tin nhanh chĩng và xử lý chính xác, kịp thời, trên cơ sở đĩ đưa ra được các quyết định một cách đúng đắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động tín dụng tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong​ (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)